Chửa ngoài tử cung bị ra máu là trường hợp rất nguy hiểm và bất thường đe dọa đến tính mạng thai phụ. Chính vì vậy các chị em phụ nữ khi mang thai cần phải hết sức cẩn thận và cập nhật thường xuyên các kiến thức liên quan.
Menu xem nhanh:
1. Thai chửa ngoài tử cung được hiểu như thế nào?
Như chúng ta vẫn biết, mỗi chu kỳ sẽ có một trứng “chín” rụng từ buồng trứng và sau đó đi đến vòi trứng (hay còn gọi là ống dẫn trứng). Tại đây, trứng sẽ gặp tinh trùng và được thụ tinh (với những trường hợp trứng không được thụ tinh sẽ bong ra khỏi niêm mạc đi ra ngoài xuất hiện hành kinh). Sau khi được thụ tinh, phôi sẽ hình thành và di chuyển đến tử cung, chui vào lớp nội mạc tử cung. Tại đây sẽ diễn ra quá trình làm tổ, phôi phát triển trong lòng tử cung đến lúc khi em bé ra đời.
Thế nhưng, khi trứng đã được thụ tinh nhưng quá trình làm tổ và phát triển nằm ở vị trí bên ngoài buồng tử cung thì được gọi là hiện tượng mang thai ngoài tử cung (hoặc có tên gọi khác chửa ngoài dạ con). Khi mang thai ngoài tử cung không được phát hiện và can thiệp sớm do thai nhi lớn dần chèn ép các mạch máu, bàng quang, ruột…dẫn đến tình trạng vỡ túi thai và chảy máu ồ ạt trong ổ bụng.
2. Nguyên nhân dẫn đến thai chửa ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là một hiện tượng nguy hiểm vì túi thai được nằm ngoài tử cung dẫn đến tình trạng túi thai dễ bị vỡ và chảy máu ồ ạt vào ổ bụng. Tình trạng này sẽ gây nguy hiểm đối với tính mạng của bà bầu, nên cần đặc biệt lưu ý.
2.1 Nguyên nhân dẫn đến chửa ngoài tử cung bị ra máu
– Thai phụ đã từng tiến hành phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng trước đó khiến cho ống dẫn chứng bị viêm và có sẹo.
– Sự thay đổi/hoạt động bất bình thường của nội tiết tố.
– Do bị dị dạng về cơ quan sinh dục.
– Thai phụ liên quan đến một số vấn đề về di duyền.
– Thai phụ đang mắc phải các tình trạng bệnh lý gây ảnh hướng đến hình dáng/hoạt động của ống dẫn trứng/cơ quan sinh sản khác.
2.2 Một số yếu tố nguy cơ khác cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai chửa ngoài tử cung bị ra máu
– Độ tuổi càng lớn thì nguy cơ chửa ngoài tử cung lại càng cao.
– Trong quá khứ, nếu phụ nữ đã từng mang thai ngoài tử cung thì sẽ có 10% nguy cơ lặp lại tình trạng này ở lần mang thai tiếp đó.
– Phụ nữ đã từng bị nhiễm trùng ống dẫn trứng/tử cung/buồng trứng thì sẽ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao.
– Phụ nữ bị mắc các bệnh lý truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, chlamydia.
– Thói quen hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
– Đã từng điều trị vô sinh vì trong quá trình sử dụng thuốc kích thích rụng trứng có thể khiến dễ mang bầu ngoài tử cung cao.
– Có các yếu tố bất thường ở ống dẫn trứng.
– Đã từng mổ lấy thai hoặc phẫu thuật cắt bỏ u xơ.
– Đã từng dùng thuốc tránh thai hoặc dụng cụ tránh thai (IUD).
– Đã từng sử dụng biện pháp ngừa thai bằng phương pháp thắt ống dẫn.
3. Dấu hiệu nhận biết & biện pháp phòng tránh
3.1. Dấu hiệu nhận biết
Thai phụ khi mang thai ngoài tử cung sẽ vẫn có những dấu hiệu nhận biết thông thường như: trễ kinh, buồn nôn, ngực căng tức… Tuy nhiên, các chị em phụ nữ cũng cần biết thêm các dấu hiệu thai chửa ngoài tử cung để nhận biết.
Khi thai chửa ngoài tử cung đừng nhầm tưởng với hiện tượng đó là máu báo thai. Máu báo thai thường sẽ có màu hồng, nhạt hơn máu kinh, thời gian xuất hiện ngắn hơn thời gian hành kinh thông thường và ít khi bị đau bụng. Nhưng nếu có máu xuất hiện khi không phải đến tháng mà lại kéo dài và có màu đỏ sẫm thì mẹ nên đi khám ngày vì rất có thể đã mang thai ngoài tử cung.
Ngoài ra, nếu nhiều chị em phụ nữ cảm thấy đau nhói bụng dưới, đau mót rặn giống như kiểu táo bón, đau âm ỉ và kéo dài hoặc nhiều lúc đau dữ dội và thấy ở âm đạo bị chảy máu thì đó cũng là một dấu hiệu để nhận biết.
Nhiều trường hợp, sản phụ sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội kèm theo hoa mắt, chóng mặt, mồ hôi ra nhiều thậm chí nặng hơn là ngất xỉu thì phải tiến hành đi khám ngay. Nếu đúng bạn đang gặp phải tình trạng mang thai ngoài tử cung thì sẽ cực kỳ nguy hiểm do thai nhi phát triển to dần dẫn đến thai bị vỡ, chảy máu tràn khắp ổ bụng đe dọa đến tính mạng.
3.2 Biện pháp phòng tránh
Khi bạn đang gặp phải tình trạng trên có nghĩa điều này sẽ nguy hiểm đến hành trình mang thai và làm mẹ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ hiện tại và kéo theo nhiều hệ lụy về sau này. Nên để phòng tránh và hạn chế nguy cơ thấp nhất bạn nên thực hiện một số biện pháp sau đây trước khi có quyết định mang thai:
– Khi quyết định mang thai bạn hãy ngừng hút thuốc nếu như đang có thói quen sử dụng thuốc, hạn chế sử dụng đồ uống, chất kích thích.
– Quan hệ tình dục lành mạnh và nên sử dụng bao cao su để tránh nguy cơ lâu nhiễm. giảm nguy cơ bị viêm cùng chậu.
– Tiến hành thăm khám định kỳ, nếu cần sử dụng bất cứ loại thuốc nào thì nên có ý kiến tư vấn của bác sĩ.
4 Cách điều trị khi chửa ngoài tử cung
Khi cơ thế thai phụ xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ đang gặp phải tình trạng mang thai ngoài tử cung, chị em cần đến ngay các cơ sở bệnh viện/y tế uy tín để được thăm khám và lên phương pháp can thiệp kịp thời, tránh chuyển sang biến chứng xấu có thể xảy ra.
Tùy vào kích thước, vị trí, tình trạng…của thai nhi hiện tại, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp điều trị ngoại khoa/điều trị ngoại khoa.
4.1 Áp dụng điều trị nội khoa
Đây là phương pháp được sử dụng khi thai nhi chưa lớn, kích thước túi thai nhỏ dưới 3cm, tim thai không hoạt động, chảy máu ổ bụng, tình trạng máu lưu thông bình thường, ổn định và nồng độ βhCG nhỏ hơn hoặc bằng 5 nghìn UI/ml. Lúc này, bác sĩ sẽ trực tiếp chỉ định cho sản phụ tiêm thuốc vào cơ thể hoặc tiêm thẳng vào khối thai, thuốc sẽ có tác dụng ngăn chặn sự phân chia và phát triển của bào thai.
4.2 Áp dụng điều trị ngoại khoa
Là phương pháp lấy thai ra khỏi cơ thế bằng phẫu thuật mổ nội soi hoặc phẫu thuật mẫu mổ áp dụng cho những trường hợp thai nhi lớn.
– Phẫu thuật nội soi được thực hiện khi khối thai có kích thước lớn hơn 3cm, chưa vỡ hoặc mới có hiện tượng rỉ máu.
– Phẫu thuật mổ mở sẽ được thực hiện khi khối thai đã bị vỡ hoặc đã xuất hiện quá nhiều máu trong ổ bụng của thai phụ.
Đặc biệt lưu ý, khi thai phụ đang gặp tình trạng mang thai ngoài tử cung cần phải được thăm khám và phẫu thuật tại các cơ sở bệnh viện, cơ sở y tế uy tín, có kỹ thuật hỗ trợ tốt và có đội ngũ y bác sĩ đầu ngành dày dặn kinh nghiệm để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của mẹ.
Hi vọng rằng, những thông tin từ bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức nhận biết liên quan đến hiện tượng thai chửa ngoài tử cung bị ra máu để phòng tránh. Nếu bạn đang có những câu hỏi liên quan cần được giải đáp thì hãy liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để để được phản hồi sớm nhất.