Viêm gan C là một trong những bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm nhất, với hơn 3% dân số mắc viêm gan, và khoảng 170 triệu người mang virus trong cơ thể (theo Tổ chức Y tế Thế giới). Hơn 85% người nhiễm HCV có nguy cơ mang virus mãn tính. Vậy bạn có biết viêm gan C lây qua đường nào không? Cùng tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây.
- Con đường lây nhiễm viêm gan C là gì?
Menu xem nhanh:
1. Viêm gan C là gì?
Viêm gan C là hay còn có tên khác là Hepatitis C Virus (HCV), là bệnh lý do virus viêm gan C gây ra. Virus này có dạng hình cầu, thuộc họ Flaviviridae. Virus này tiến triển trong cơ thể ở các dạng cấp tính, mãn tính gây xơ gan, ung thư gan.
2. Triệu chứng nào khi bị lây nhiễm viêm gan C?
Khi người bệnh bị nhiễm viêm gan C trong giai đoạn đầu rất khó phát hiện. Bởi vì giai đoạn này không hề có bất cứ dấu hiệu đặc hiệu nào của cơ thể để nhận biết. Một số triệu chứng có thể xuất hiện như: mệt mỏi, chán ăn, đau nhẹ hạ sườn phải, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, đau cơ… Những triệu chứng này là do gan đang bị tấn công, nhưng rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác. Còn phần lớn không có triệu chứng cụ thể, nên rất dễ bị lãng quên nếu không kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Ngoài ra, ở một số bệnh nhân xuất hiện vàng da nhẹ, xuất hiện từng đợt, kín đáo, có hiện tượng gầy sút cân.
3. Viêm gan C lây qua đường nào?
Chắc hẳn nhiều người cũng thắc mắc liệu viêm gan C lây qua đường nào? Bệnh lý viêm gan C lây qua đường máu. Một số trường hợp cụ thể có thể dẫn đến lây nhiễm như:
3.1 Truyền máu
Bệnh nhân được truyền máu khi virus đang ở thể ngủ. Khi người cho máu mới bị nhiễm, chưa phát hiện ra được trên xét nghiệm cũng như chưa có bất cứ biểu hiện nào phát bệnh. Người được truyền máu trong cấp cứu vô tình nhiễm bệnh của người cho máu.
3.2 Sử dụng chung đồ dùng cá nhân
Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, kéo, bàn chải đánh răng, bông băng vệ sinh dính máu… có thể lây nhiễm bệnh
3.3 Phơi nhiễm nghề nghiệp
Da rách, niêm mạc tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh khi không sử dụng găng tay, dụng cụ bảo hộ. Hoặc dụng cụ bảo hộ bị rách, thủng làm phơi nhiễm đối với một số nghề như: y tế, công an, phun xăm…
3.4 Dùng chung bơm kim tiêm
Trường hợp này hay gặp ở những người nghiện ma túy, chất kích thích… sử dụng chung bơm kim tiêm.
3.5 Phơi nhiễm khác
Một số người có thể vô tình bị nhiễm viêm gan C sau khi thực hiện một số thủ thuật xâm lấn như làm răng, phun xăm, xỏ lỗ tai không vô trùng, tiểu phẫu ở phòng khám, thẩm mỹ viện…
3.6 Nhiều bạn tình
Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su với nhiều người có thể lây nhiễm viêm gan C khi giao hợp có dính máu hoặc lúc đối tác có kinh nguyệt.
3.7 Từ mẹ sang con
Bố hoặc mẹ bị nhiễm viêm gan C có thể truyền sang cho con.
- Viêm gan C lây qua đường máu
4. Điều trị viêm gan C
4.1 Điều trị viêm gan C cấp tính
Trường hợp bệnh nhân bị viêm gan C cấp, thì có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi nhiều hơn và sử dụng thuốc khi có triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được điều trị đặc hiệu để làm giảm nguy cơ chuyển biến từ viêm gan C cấp thành mạn tính. Nếu sau 12 tuần, xét nghiệm HCV RNA dương tính, thì cần điều trị đặc hiệu theo chỉ định của bác sĩ. Cần điều trị ít nhất là 12 tuần liên tục, kéo dài đến 24 tuần, tùy thuộc vào cơ thể và sự đáp ứng của virus với thuốc.
4.2 Điều trị viêm gan C mạn tính
Khi bệnh nhân chuyển sang viêm gan C mạn tính, mục tiêu lúc này là làm hạn chế nguy cơ diễn biến thành xơ gan, ung thư gan… Giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Mục tiêu sử dụng thuốc để đưa HCV RNA về âm tính sau 24 tuần ngừng điều trị.
– Bệnh nhân được làm các xét nghiệm quan trọng, định type HCV.
– Bệnh nhân viêm gan C mạn tính được chỉ định điều trị khi HCV RNA dương tính, chức năng gan còn bù, chưa xuất hiện bệnh lý tại não gan, không có cổ trướng, xét nghiệm huyết học, sinh hóa ở mức chấp nhận được.
– Phác đồ điều trị viêm gan C phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân, loại type bệnh nhân mắc phải và sự đáp ứng của virus đối với thuốc điều trị. Tại Việt Nam, phần lớn virus viêm gan C là type 1 hoặc 6.
– Trong quá trình điều trị, cần theo dõi đánh giá biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, tác dụng phụ không mong muốn xảy ra. Thường được đánh giá 4 tuần 1 lần.
– Xét nghiệm máu ALT,creatinin, mức lọc cầu thận… cũng được theo dõi định kỳ 4 tuần/lần.
– Xét nghiệm đo tải lượng virus HCV RNA ở tuần thứ 4, 12, 24, 48 và sau 24 tuần ngừng điều trị.
– Xét nghiệm Prothrombin, AFP, chức năng tuyến giáp (TSH, FTA) định kỳ 12 tuần/lần.
Cần theo dõi sát sao, kịp thời phát hiện trường hợp không đáp ứng điều trị. Nhằm có biện pháp đổi thuốc, đổi phác đồ phù hợp cho từng bệnh nhân.
Lưu ý: Các bước điều trị viêm gan C trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ của bác sĩ để quá trình điều trị hiệu quả nhất.
- Viêm gan C có thể lây nhiễm trong trường hợp cấp cứu
4.3 Điều trị viêm gan C ở trẻ em
Ở trẻ em, điều trị dùng thuốc thường khi trẻ trên 3 tuổi. Tùy tình trạng và loại type bệnh nhi mắc phải, sẽ có những phác đồ và thuốc tương ứng. Thời gian điều trị theo từng type như người lớn.
4.4 Các trường hợp không điều trị phác đồ viêm gan C
Một số bệnh nhân đang trong tình trạng có một số bệnh lý nền. Cần được điều trị xong bệnh lý rồi mới sử dụng phác đồ điều trị viêm gan C như:
– Xơ gan mất bù
– Bệnh nhân đang được điều trị giai đoạn trầm cảm nặng
– Bệnh nhân được thay tạng đặc trong cơ thể
– Đang mắc bệnh gan tự miễn hoặc bệnh lý tự miễn khác
– Bệnh lý tuyến giáp hiện tại không được kiểm soát tốt
– Phụ nữ đang có thai
– Mắc một số bệnh nội khoa nặng như: suy tim, mạch vành, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn…
– Tiền sử dị ứng với thuốc điều trị viêm gan
Viêm gan C là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Viêm gan C lây qua đường máu, chúng ta không nên kỳ thị với những bệnh nhân viêm gan C. Họ có thể sống cuộc sống bình thường mà không lây nhiễm cho người khác.