Bác sĩ giải đáp: Viêm amidan mãn tính có nên cắt?

Tham vấn bác sĩ

Đặc trưng của viêm amidan mãn tính chính là các triệu chứng kéo dài dai dẳng, rất khó để điều trị dứt điểm. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn để lại nhiều biến chứng đáng tiếc. Vậy, viêm amidan mãn tính có nên cắt hay không?

1. Tìm hiểu về bệnh viêm amidan mãn tính

1.1. Viêm amidan mãn tính là bệnh gì?

Viêm amidan mãn tính là tình trạng viêm diễn ra liên tục, dai dẳng vài tuần mỗi lần, tái phát thường xuyên 3 – 5 lần/ năm. Dựa vào đặc điểm của bệnh, viêm amidan được chia thành 3 thể:

Viêm amidan hốc mủ: Bề mặt amidan xuất hiện các cục mủ có màu trắng như bã đậu và mùi rất hôi.

– Viêm amidan phì đại: Amidan sưng tấy, quá phát, gây khó khăn trong cả việc thở, nói, và ăn uống cho người bệnh;

– Viêm amidan xơ teo: Amidan teo đi nhưng bề mặt gồ ghề, chằng chịt xơ trắng;

Viêm amidan mãn tính là tình trạng viêm diễn ra liên tục, dai dẳng vài tuần mỗi lần, tái phát thường xuyên 3 - 5 lần/ năm.

Viêm amidan mãn tính là tình trạng viêm diễn ra liên tục, dai dẳng vài tuần mỗi lần, tái phát thường xuyên 3 – 5 lần/ năm.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh?

Viêm amidan xay ra do rất nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do sự tấn công của virus và vi khuẩn. Còn viêm amidan mãn tính xuất hiện chủ yếu là do người bệnh chủ quan, không chịu điều trị dứt điểm amidan từ khi khởi phát hoặc khi còn là giai đoạn cấp tính.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng khiến amidan bị viêm mãn tính bao gồm:

– Thời tiết: Thời tiết đột ngột chuyển lạnh gây khô miệng và làm cho amidan dễ bị kích ứng và sưng viêm;

– Môi trường ô nhiễm: Môi trường ô nhiễm có chứa rất nhiều bụi, khói, khí thải độc hại và các loại vi sinh vật gây hại… Các tác nhân này tiếp xúc amidan và gây nhiễm trùng;

– Sức khỏe: Những người có đề kháng kém hơn bình thường cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm amidan mãn tính cao hơn;

– Các bệnh lý khác: Nằm ở vị trí nhạy cảm, amidan không chỉ là nguồn lây nhiễm khi bị viêm mà cũng trở thành “nạn nhân” của các bệnh nhiễm trùng lân cận như: Viêm răng, sâu răng, áp xe răng, viêm mũi, viêm tai, viêm họng

2. Có nên cắt amidan khi đang bị viêm mãn tính?

Nhiều người bệnh bị viêm amidan tái phát nhiều lần, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng và bắt đầu có biến chứng nhưng điều trị nội khoa bằng thuốc không hiệu quả. Khi đó, các bác sĩ tai mũi họng sẽ tư vấn thực hiện phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Trước đây, khi nhắc đến phẫu thuật cắt amidan, rất nhiều người tỏ ra lo lắng và e ngại. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của y học, rất nhiều phương pháp phẫu thuật được ra đời. Dưới đây là những phương pháp phẫu thuật cắt amidan phổ biến hiện nay.

Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để biết viêm amidan mãn tính có nên cắt không.

Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để biết viêm amidan mãn tính có nên cắt không.

2.1. Dao Coblator

Dao Coblator hoạt động trên cơ chế sử dụng dòng điện được tạo ra bởi sóng cao tần (hay còn gọi là sóng radio). Phương pháp này được giới chuyên gia công nhận những ưu điểm sau:

– Sử dụng mức nhiệt thấp nên không gây đau đớn hay bỏng rát cho người bệnh, bảo vệ các mô khỏi tổn thương do bỏng gây ra;

– Khả năng cầm máu tốt nhờ cơ chế sử dụng sóng cao tần tạo ra dòng điện, khiến các mạch máu được hàn kín lập tức;

– Tiết kiệm thời gian đáng kể: Toàn bộ cuộc phẫu thuật chỉ diễn ra trong khoảng 20 – 30 phút tùy mức độ bệnh, người bệnh không kịp cảm nhận các cơn đau, không cần gây mê quá lâu, hạn chế tác dụng phụ;

– Thiết kế hiện đại, đầu dao có gắn camera hiện đại và đầu dò thông minh, giúp bác sĩ tiếp cận và thao tác chính xác, loại bỏ triệt để các tổ chức viêm nhiễm mà không gây ra bất kỳ biến chứng hay rủi ro nào;

– Vì ưu điểm ít đau, ít chảy máu nên người bệnh có thể hồi phục rất nhanh, chỉ cần lưu viện 1 ngày để bác sĩ theo dõi;

– Nhược điểm duy nhất của phương pháp này là chi phí cao, không phải ai cũng có khả năng thực hiện.

2.2. Dao plasma

Không chỉ sở hữu những ưu điểm vượt trội, Plasma còn khắc phục những hạn chế từ các phương pháp cũ. Vì thế, phương pháp này trở thành phương pháp cắt amidan được ưa chuộng nhất hiện nay.

– Bảo vệ tối đa các mô xung quanh, hạn chế xâm lấn: Chỉ sử dụng mức nhiệt thấp (dao động trong khoảng 40 – 60 độ C) nên phương pháp này không gây tổn thương tới các mô lân cận. Đồng thời, nhờ việc sử dụng mức năng lượng thấp mà phương pháp này hạn chế tối đa việc xâm lấn không cần thiết.

– Tiết kiệm thời gian: Nhờ vào thiết kế hiện đại, dao Plasma có khả năng tự kiếm tìm và tiêu diệt chính xác tổ chức viêm nhiễm, giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật chỉ còn khoảng 30 phút;

– Ít chảy máu: Dao Plasma cũng có tính năng hàn mạch tức thì nhờ thiết kế lưỡi dao siêu nhỏ, chưa đến 1mm. Vì vậy hạn chế tối đa hiện tượng chảy máu trong quá trình phẫu thuật. Đây cũng là lý do khiến người bệnh mau chóng hồi phục và có thể xuất viện sau 24 tiếng.

– Hậu phẫu dễ dàng: Ít xâm lấn, ít gây tổn thương các mô xung quanh, ít chảy máu… là những lý do giúp cho quá trình hậu phẫu sau đó diễn ra thuận lợi, suôn sẻ. Sau khi xuất viện, người bệnh chỉ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không cần kiêng khem quá kỹ hay quá lâu.

– Hiệu quả tuyệt đối: Sau phẫu thuật, nếu người bệnh chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì tỷ lệ để lại biến chứng hay tái phát gần như bằng 0.

Bệnh nhân Hạ Thu Trang (28 tuổi) chia sẻ rất hài lòng sau khi thực hiện phẫu thuật cắt amidan bằng phương pháp Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.

Bệnh nhân Hạ Thu Trang (28 tuổi) chia sẻ rất hài lòng sau khi thực hiện phẫu thuật cắt amidan bằng phương pháp Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.

2.3. Laser

Cắt amidan bằng laser có lẽ là phương pháp quen thuộc và lâu đời nhất trong 3 phương pháp. Ngày nay vẫn còn rất nhiều cơ sở y tế ở nhiều nơi sử dụng phương pháp này. Laser giúp loại bỏ một hoặc cả hai khối amidan trong miệng bằng cách sử dụng năng lượng từ các bước sóng ánh sáng.

– Ưu điểm lớn nhất của Laser chính là khả năng diệt khuẩn, vì thế quá trình phẫu thuật được đảm bảo tối đa khỏi tình trạng nhiễm trùng;

– Xác định và tiêu diệt ổ viêm tương đối hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến các vùng mô xung quanh, đồng thời không gây cảm giác đau đơn.

– Do Laser tạo ra mức nhiệt nhất định nên trong quá trình phẫu thuật có thể cầm máu cho người bệnh.

– Tuy nhiên, do chùm tia laser khó điều chỉnh nên thời gian phẫu thuật lâu hơn và có nguy cơ gây ra một vài biến chứng như: dễ nhiễm trùng vết mổ, dễ gây tổn thương lớn, dễ để lại sẹo, thậm chí có thể ảnh hưởng đến dây thanh quản, dẫn đến khàn giọng. Chính vì thế, sau khi cắt amidan bằng laser, người bệnh cũng cần lưu viện lâu hơn để các bác sĩ theo dõi.

3. Kết luận

Có thể nói, trong cả 3 phương pháp phẫu thuật cắt amidan đều có những ưu điểm nhất định và đều có khả năng loại bỏ tối đa ổ nhiễm trùng. Tuy nhiên, cắt amidan bằng dao Plasma được lựa chọn nhiều nhất nhờ sở hữu những ưu điểm vượt trội, thời gian thực hiện và hồi phục cũng rất nhanh chóng. Để được tư vấn chính xác hơn, người bệnh có thể tới thăm khám trực tiếp tại Thu Cúc TCI để các bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital