Nhiều chị em khi nghe về u bì buồng trứng đều cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp khi gặp hiện tượng này đều là lành tính. Nhưng nếu bệnh để lâu, kéo dài, không được phát hiện và điều trị kịp thời cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt là chức năng sinh sản. Do đó, các chị em không nên chủ quan với căn bệnh này.
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là u bì buồng trứng
Buồng trứng là một bộ phận sinh dục quan trọng của nữ giới, nằm trên thành chậu hông bé, có hai buồng ở hai bên tử cung, dính vào lá sau dây chằng rộng, ở phía sau vòi tử cung và cách dưới eo chậu trên khoảng 10mm. Buồng trứng có chức năng nội tiết, giúp sản sinh ra các hormone sinh dục quan trọng là estrogen và progesteron. Đồng thời, buồng trứng còn đóng vai trò ngoại tiết, giúp phóng thích ra mỗi tháng 1 trứng. Vai trò ngoại tiết này dẫn đến quá trình hành kinh và thụ thai nếu gặp tinh trùng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, buồng trứng xuất hiện các tế bào mầm biệt hóa khiến các khối u hình thành và phát triển. Những khối u đó được gọi là u bì buồng trứng, hay còn gọi là u nang bì buồng trứng, hay u quái buồng trứng. Cấu trúc của các khối u này gồm có các mô tuyến bã, xương, tóc, da…
U bì có khả năng xuất hiện và phát triển ở cả hai bên buồng trứng. Nếu bị u bì ở cả hai bên buồng trứng thì biến chứng sẽ nặng hơn nếu chỉ bị u bì một bên buồng trứng.
Phụ nữ trong độ tuổi 20 – 30 là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này nhất. Thực tế, phần lớn các trường hợp mắc u nang bì buồng trứng đều là lành tính và được phát hiện bằng phương pháp chụp x-quang hoặc khi mổ lấy thai. Tuy nhiên, cấu tạo của u bì rất phức tạp, phát triển từ mô thượng bì trong thời gian phôi thai. Do đó, nếu không được phát hiện và giải quyết kịp thời sẽ gây nguy hiểm tính mạng.
2. Những dấu hiệu và triệu chứng giúp nhận biết u nang bì buồng trứng
Trong thực tế, u nang bì buồng trứng không hề gây ra bất cứ triệu chứng nào đặc trưng và rõ rệt nên người bệnh khó phát hiện. Vì vậy, các chị em phụ nữ cần chăm chỉ thực hiện khám phụ khoa định kỳ để có cơ hội phát hiện bệnh sớm nhất có thể (nếu có).
Nếu các chị em bắt đầu cảm nhận được một số triệu chứng như đau bụng hay xuất huyết âm đạo thì khi đó, u nang bì đã chuyển sang giai đoạn trầm trọng hơn. Các chị em tuyệt đối cảnh giác với những dấu hiệu sau:
– Xuất hiện các cơn đau bụng âm ỉ, liên tục.
– Cảm giác đầy bụng, khó chịu vùng tử cung.
– Đầy bụng, chướng bụng, đau tức ở vùng bụng dưới rốn.
– Âm đạo ra máu bất thường
– Vùng xương chậu có các cơn đau theo từng cơn hoặc đau liên tục, thậm chí còn lan sang đùi và vùng thắt lưng
– Khi quan hệ tình dục, cảm thấy đau vùng bụng dưới và vùng xương chậu.
– Khối u chèn ép lên trực tràng, gây rối loạn tiêu hóa và buồn nôn.
3. U nang bì buồng trứng do nguyên nhân nào gây ra?
Có rất nhiều nguyên nhân gây u bì buồng trứng, bao gồm:
– Nang trứng kém phát triển, gây hạn chế hấp thụ chất lỏng có trong buồng trứng.
– Xuất huyết u nang do mạch máu nang trứng bị vỡ.
– Hiện tượng dư thừa hormon HCG và các vấn đề về nội tiết.
– Hoocmon LH kích thích buồng khiến u nang phát triển nhanh.
– Bệnh lạc nội mạc tử cung khiến cho một số tế bào nội mạc gắn vào buồng trứng và hình thành u nang bì.
– Vùng chậu bị nhiễm trùng nghiêm trọng khiến vi khuẩn xâm nhập vào buồng trứng và gây ra khối u.
– Tiền sử đã từng mắc u nang bì buồng trứng trước đó.
4. Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị chứng u nang bì?
4.1. Chẩn đoán u bì buồng trứng
Khi các chị em phụ nữ thực hiện khám phụ khoa, bác sĩ sẽ yêu cầu một số xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán.
Để chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một số xét nghiệm hình ảnh sau:
– Chụp X-quang: Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát và đánh giá được các thành phần canxi trong vùng chậu.
– Siêu âm, chụp MRI CT vùng chậu.
4.2. Điều trị u bì buồng trứng
Y học ngày càng phát triển, việc điều trị các khối u nang bì không còn khó khăn. Dựa vào kích thước và mức độ phát triển của khối u mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.
– Mổ nội soi: Đây là phương pháp được cho là phù hợp với những người có khối u nhỏ, lành tính.
– Phẫu thuật truyền thống: Nếu khối u lớn, không thể áp dụng phương pháp mổ nội soi thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật mở ổ bụng và cắt bỏ khối u. Trong trường hợp khối u là ác tính thì nguy cơ cao người bệnh phải cắt bỏ cả buồng trứng và tử cung để đảm bảo an toàn.
5. U nang bì có nguy hiểm không?
U nang bì được cấu tạo bởi các tế bào biệt hóa, bản chất ban đầu là lành tính. Tuy nhiên, nếu để lâu, không điều trị kịp thời và đúng cách thì những khối u này sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Có thể nói, u nang bì không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn có nguy cơ đe dọa tính mạng của phụ nữ.
Các biến chứng của u nang bì gồm:
– Xoắn cuống nang: Nếu các khối u có đường kính 8-10cm, chúng sẽ rất nặng và dễ di chuyển, gây xoắn cuống nang.
– Xoắn buồng trứng: Khi các u nang bì phát triển, có thể khiến buồng trứng dịch chuyển, dẫn đến hiện tượng xoắn buồng trứng. Hiện tượng này có thể làm giảm hoặc ngừng lưu lượng máu hoặc trứng, phôi thai đến buồng trứng, dẫn đến vô sinh.
– Vỡ nang: Khi các u nang bì càng lớn, đồng nghĩa nguy cơ vỡ càng cao. Khi u vỡ sẽ khiến người bệnh đau dữ đội và xuất huyết bên trong. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ vỡ u là quan hệ tình dục quá mạnh hoặc các hoạt động, tác động mạnh vào vùng xương chậu.
– Ảnh hưởng đến các cơ quan khác: Các khối u có kích thước lớn sẽ chèn lên các cơ quan lân cận, tăng nguy cơ biến chứng như sảy thai, sinh non…
– Nguy cơ ung thư nếu khối u để lâu không được cắt bỏ.
6. Có phương pháp nào giúp phòng ngừa u bì buồng trứng không?
Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu hay phương pháp nào giúp phòng ngừa thành công bệnh u nang bì buồng trứng. Đồng thời, diễn biến của bệnh luôn âm thầm, không có biểu hiện đặc trưng. Do đó, khám phụ khoa định kỳ là phương pháp duy nhất giúp phát hiện bệnh sớm, có cơ hội ngăn chặn các khối u ngay từ khi chưa biến thể thành ung thư.
Đặc biệt, các chị em phụ nữ khi thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng không được chủ quan, nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.