Chửa ngoài tử cung có phải cắt buồng trứng không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Chửa ngoài tử cung có phải cắt buồng trứng không là vấn đề thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp bệnh lý cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị khác nhau. Chị em cũng cần tìm hiểu và nắm được một số biện pháp giúp làm hạn chế khả năng bị mắc bệnh lý thai ngoài tử cung, đồng thời nâng cao sức khỏe sinh sản.

1. Bệnh lý thai ngoài tử cung ở phụ nữ xảy ra như thế nào?

Thai ngoài tử cung hay còn gọi là chửa ngoài dạ con, là một bệnh lý sản khoa nguy hiểm đối với chị em phụ nữ. Nếu như với thai kỳ bình thường, phôi thai sẽ có thời gian phát triển và làm tổ tại phần niêm mạc buồng tử cung. Tuy nhiên trong trường hợp bị thai ngoài tử cung, phôi thai này sẽ di chuyển và làm tổ ở các vị trí bên ngoài tử cung. Khoảng trên 95% các trường hợp thai ngoài tử cung là phôi thai sẽ làm tổ tại vị trí ống dẫn trứng như: đoạn loa vòi, bóng, eo, đoạn kẽ,…Có một số trường hợp phôi thai sẽ làm tổ tại những vị trí khác như: ổ bụng, buồng trứng, phần cổ tử cung, vết sẹo mổ lấy thai trước đó,…

chửa ngoài tử cung có phải cắt buồng trứng không nhỉ

Thai ngoài tử cung hay còn gọi là chửa ngoài dạ con, là một bệnh lý sản khoa nguy hiểm đối với chị em phụ nữ

Khi thai ngoài tử cung phát triển, chúng sẽ có xu hướng hình thành các gai nhau. Các gai này sẽ phát triển và ăn sâu vào phần niêm mạc tử cung tại vị trí ống dẫn trứng. Trong trường hợp phôi thai phát triển lớn lên sẽ có khả năng gây vỡ, đe dọa tới tính mạng của người mẹ.

2. Những đối tượng nào thường hay bị thai ngoài tử cung?

Thai ngoài tử cung có thể xảy ra với bất cứ phụ nữ nào trong độ tuổi sinh sản, tuy nhiên có một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc thai ngoài tử cung cao hơn cả:

– Những phụ nữ đang bị mắc các bệnh lý viêm nhiễm vùng kín như: viêm vùng chậu, nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn, viêm âm đạo,…

– Phụ nữ đã có tiền sử mang thai ngoài tử cung cũng sẽ có nguy cơ cao bị tái bệnh ở lần mang thai tiếp theo.

– Những người đã từng nạo hút thai nhiều lần cũng sẽ có nguy cơ bị chửa ngoài tử cung cao hơn gấp 5 lần những người khác.

– Phụ nữ tử cung gặp vấn đề như: dị dạng, bị tổn thương, có sẹo do phẫu thuật,…cũng là đối tượng dễ bị bệnh lý thai ngoài tử cung.

– Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác có thể khiến chị em phụ nữ bị chửa ngoài đó là: sử dụng nhiều thuốc lá, chất kích thích, quan hệ tình dục với nhiều người, sử dụng các biện pháp tránh thai trong thời gian dài,…

3. Những câu hỏi xoay quanh bệnh lý thai ngoài tử cung

3.1. Chửa ngoài tử cung có cần phải cắt buồng trứng không?

Để trả lời cho câu hỏi này thì chúng ta cần căn cứ vào vị trí của phôi thai làm tổ. Theo các nghiên cứu thống kê, đa số các trường hợp thai ngoài tử cung thai đều làm tổ tại vị trí ống dẫn trứng. Do đó, khi xử lý điều trị bệnh lý thai ngoài thì bác sĩ sẽ bảo toàn được phần buồng trứng cho mẹ.

3.2. Sau khi phẫu thuật điều trị thai ngoài tử cung có bị vô sinh không?

câu hỏi chửa ngoài tử cung có phải cắt buồng trứng không

Đa số các trường hợp thai ngoài tử cung thai đều làm tổ tại vị trí ống dẫn trứng

Với câu hỏi này, chúng ta cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh: phương pháp điều trị cũng như tình hình bệnh lý tại thời điểm phẫu thuật. Nếu tại thời điểm bắt đầu phẫu thuật, khối thai ngoài tử cung còn nhỏ, chưa gây ảnh hưởng đến phần ống dẫn trứng, thì bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình sức khỏe và tiên liệu cho ca mổ mà làm bảo tồn ống dẫn trứng cho bệnh nhân. Ngược lại, trong trường hợp khối thai ngoài đã phát triển lớn, các gai đã bám khá sâu vào phần ống dẫn trứng thì các bác sĩ buộc phải lựa chọn cắt bỏ ống dẫn trứng của bệnh nhân.

Sau thời gian điều trị phẫu thuật thai ngoài tử cung, bệnh nhân sẽ cần tới thăm khám để bác sĩ đánh giá tình hình sức khỏe phần tử cung, ống dẫn trứng cũng như tầm soát các bất thường có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp các bác sĩ có thể sẽ cho bệnh nhân thực hiện thủ thuật thông ống dẫn trứng nếu có dấu hiệu bít tắc. Điều này cũng giúp nâng cao hiệu quả cũng như tỉ lệ thụ thai cho người phụ nữ. Trong trường hợp thực hiện phẫu thuật thai ngoài tử cung cần cắt một bên vòi trứng thì bệnh nhân vẫn còn lại một bên vòi trứng. Theo đó, tỉ lệ đậu thai ở lần sau sẽ bị giảm đi tuy nhiên vẫn còn khoảng ít nhất trên 50% mang thai bình thường.

Do đó, việc phẫu thuật mổ lấy thai ngoài tử cung không gây ra tình trạng vô sinh cho nữ giới. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo là trước khi có ý định mang thai lần tiếp theo, chị em nên chủ động đi thăm khám phụ khoa, khám tổng quát sức khỏe trước khi có thai. Điều này nhằm kiểm tra được toàn bộ các bất thường có thể gặp làm ảnh hưởng tới khả năng đậu thai, hoặc kiểm tra xem liệu chị em phụ nữ có thể mang thai theo cách thông thường không hay phải can thiệp tới các phương pháp thụ tinh nhân tạo khác.

Với trường hợp mang thai ngoài tử cung mà phải cắt bỏ cả hai bên vòi trứng thì chị em buộc phải sử dụng tới các phương pháp thụ tinh ống nghiệm để có thể mang thai. Nếu chị em ở trong trường hợp này thì cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên rõ ràng và chính xác nhất.

3.3. Cần phải làm gì để phòng tránh tình trạng bị thai ngoài tử cung?

giải đáp chửa ngoài tử cung có phải cắt buồng trứng không

Không quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều đối tượng bởi sẽ làm tăng nguy ơ thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là một bệnh lý không ai mong muốn, tuy nhiên cho tới nay vẫn có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới bệnh lý này. Ngoài việc biết cách phát hiện và điều trị bệnh lý, chúng ta cũng cần nắm được một số phương pháp giúp làm giảm khả năng bị thai ngoài tử cung hiệu quả:

– Chủ động xây dựng lối sống lành mạnh, thực hiện quan hệ tình dục chung thủy với 1 người. Không quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều đối tượng bởi sẽ làm tăng nguy ơ thai ngoài tử cung.

– Chủ động đi thăm khám phụ khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng tới 1 năm 1 lần để tầm soát các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm có khả năng gây ảnh hưởng tới quá trình thụ thai.

– Phát hiện và điều trị dứt điểm các loại bệnh viêm nhiễm vùng kín, viêm nhiễm âm đạo nếu có để chúng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

– Đi khám bác sĩ sản khoa trước khi có ý định mang thai để kiểm tra các bất thường cũng như trở ngại làm ảnh hưởng tới việc thụ thai. Nếu phần ống dẫn trứng có dấu hiệu bít tắc thì nên xử lý thông ngay.

– Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các loại chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý giúp nâng cao miễn dịch và đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: Chửa ngoài tử cung có cần phải cắt buồng trứng không?. Liên hệ với Thu Cúc TCI để biết thêm các thông tin chi tiết và đặt lịch thăm khám ngay hôm nay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital