5 Xét nghiệm chức năng tuyến giáp phổ biến bạn cần biết

Tham vấn bác sĩ

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp đánh giá tình trạng hoạt động và phát hiện bệnh lý tại tuyến giáp. Loại xét nghiệm này bao gồm những xét nghiệm cụ thể nào và ý nghĩa các xét nghiệm này là gì? Hãy cùng Thu Cúc TCI giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

1. Hiểu về tuyến giáp và xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm phía trước cổ, có chức năng bài tiết hormone kiểm soát hoạt động trao đổi chất và các chức năng quan trọng của cơ thể như chu kỳ kinh nguyệt, nhịp tim, nồng độ cholesterol trong máu… Mọi bất thường xảy ra tại tuyến này đều có thể dẫn đến các triệu chứng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.

Do đó, xét nghiệm chức năng tuyến giáp ra đời với mục đích đánh giá tình trạng hoạt động của tuyến giáp, giúp phát hiện các bất thường, bệnh lý tuyến giáp như suy giáp, cường giáp, bướu lành tuyến giáp, bệnh Basedow, viêm tuyến giáp Hashimoto…

Bệnh tuyến giáp khi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể được chữa khỏi hoàn toàn, giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm chức năng tuyến giáp?

Bác sĩ chuyên khoa Nội tiết khuyến cáo, nam giới >65 tuổi và phụ nữ >35 tuổi nên được xét nghiệm chức năng tuyến giáp sau mỗi 5 năm.

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp cũng có thể được chỉ định trong các trường hợp có nghi ngờ triệu chứng tuyến giáp, bao gồm:

– Người bệnh hường xuyên mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

– Căng thẳng, lo âu, không thể tập trung hoặc có những đợt trầm cảm.

– Nhảy cảm với sự thay đổi nhiệt độ (không chịu được lạnh hoặc nóng)

– Cân nặng thay đổi đột ngột mà không có sự thay đổi nào về thói quen ăn uống và hoạt động thể chất.

– Rối loạn kinh nguyệt (các kỳ kinh có thể đến sớm hoặc muộn hơn, lượng kinh có thể rất nhiều hoặc rất ít, thậm chí không có kinh)

Rối loạn nhịp tim

– Niêm mạc mắt, miệng khô, tóc giòn, dễ gãy rụng.

Một số nhóm nguy cơ cao cần thực hiện xét nghiệm thường xuyên hơn như:

– Người có tiền sử gia đình mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp được khuyến cáo thăm khám và xét ngiệm 6 tháng/ lần.

– Phụ nữ đang mang thai hoặc đã sinh con (trong 6 tháng trở lại).

– Người có đã từng mắc bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, vảy nến, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, đa xơ cứng…

Phụ nữ mang thai là đối tượng cần được xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường xuyên.

Phụ nữ mang thai là đối tượng cần được xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường xuyên.

4. Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp phổ biến

4.1 Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (TSH) là xét nghiệm chức năng tuyến giáp quan trọng

Khi cần đánh giá chức năng tuyến giáp, các triệu chứng bệnh cường giáp hay suy giáp, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm TSH.

Xét nghiệm giúp đo lượng hormone kích thích tuyến giáp trong máu. TSH được sản xuất bởi tuyến yên (tuyến nội tiết nằm dưới não) nhằm duy trì lượng ổn định của hormone tuyến giáp T3, T4.

Kết quả xét nghiệm có chỉ số TSH từ 0,4-5 mlU/L: chức năng tuyến giáp bình thường.

Kết quả xét nghiệm có chỉ số TSH > 0,4-5 mlU/L: người bệnh có thể từng mắc suy giáp hoặc đã cắt bỏ tuyến giáp và đang sử dụng liệu pháp thay thế hormone. Người bệnh sử dụng thuốc kháng giáp trạng cũng có thể có chỉ số TSH vượt ngưỡng bình thường.

Kết quả xét nghiệm có chỉ số TSH < 0,4-5mlU/L: Có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh Basedow gây cường giáp, tuyến giáp đa nhân hay suy giáp thứ phát. Chỉ số này cũng có thể gặp ở bệnh nhân đã cắt bỏ tuyến giáp, đang điều trị suy giáp…

4.2 Xét nghiệm hormone tuyến giáp Thyroxine (T4)

Thường được chỉ định cùng với xét nghiệm TSH khi nghi ngờ người bệnh mắc rối loạn hormone tuyến giáp, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong theo dõi chức năng tuyến này.

T4 tồn tại trong cơ thể dưới 2 dạng là T4 toàn phần và T4 tự do (FT4). Do đó xét nghiệm T4 cũng được chia thành 2 loại xét nghiệm tương ứng.

T4 toàn phần bình thường có giới hạn nằm trong khoảng từ 5,0 – 12,0 ng/dL.

T4 tự do bình thường có chỉ số từ 0,8 – 1,8 ng/dL.

Nếu kết quả cho thấy các chỉ số cao hơn giới hạn bình thường, người bệnh có thể mắc bệnh cường giáp, viêm tuyến giáp, bướu giáp đa nhân…

Nếu kết quả thấp hơn giới hạn bình thường, điều này có thể gợi ý tình trạng suy giáp, bệnh tuyến yên hay chế độ ăn uống thiếu iod, nhịn ăn hay suy dinh dưỡng.

4.3 Xét nghiệm hormone tuyến giáp Triiodothyronine (T3)

T3 là một hormone được sản xuất bởi tuyến giáp cùng với T4. Đây là 2 loại hormone tuyến giáp chính đóng vai trò quan trọng quá trình trao đổi chất, chuyển hóa và phát triển của cơ thể.

Bằng cách đo nồng độ hormone T3 trong máu, bác sĩ có thể đánh giá được chức năng tuyến giáp và phát hiện các bệnh lý.

Tương tự T4, xét nghiệm T3 cũng bao gồm 2 loại xét nghiệm là T3 toàn phần và T3 tự do (FT3).

Ở giới hạn bình thường, T3 toàn phần có giá trị từ 1,3 – 3,1 nmol/L và T3 tự do nằm trong khoảng từ 3.1 – 6.8 pmol/L.

Khi các chỉ số tăng cao hoặc giảm thấp, người bệnh có thể đang gặp vấn đề tại tuyến giáp, đặc biệt là cường giáp.

Thông thường, sự tăng giảm của hormone T3 và T4 là tương ứng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp (như nhiễm độc giáp) thì T3 tăng nhưng T4 bình thường.

Nồng độ T3 bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp.

Nồng độ T3 bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp.

4.4 Xét nghiệm chức năng tuyến giáp thông qua đo nồng độ Thyroglobulin (TG)

TG là một glycoprotein được sản xuất bởi các tế bào nang tuyến giáp và được giải phóng vào máu cùng với các hormone tuyến giáp khác. Xét nghiệm TG được sử dụng chủ yếu nhằm chẩn đoán, đánh giá hiệu quả điều trị và theo dõi tái phát ung thư tuyến giáp.

Ở những bệnh nhân không ung thư, xét nghiệm có thể được chỉ định khi nghi ngờ người bệnh có triệu chứng bệnh tuyến giáp như cường giáp, phì đại tuyến giáp, Basedow, viêm tuyến giáp…

Chỉ số TG bình thường giao động trong khoảng từ 0.2 – 5 ng/mL.

Chỉ số TG tăng cao có thể gợi ý dấu hiệu ung thư tuyến giáp (chưa điều trị, đã di căn hoặc tái phát) và một số bệnh tuyến giáp lành tính.

Chỉ số TG giảm trong các trường hợp ung thư tuyến giáp đã phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp, nhiễm độc giáp sau điều trị thuốc kháng giáp…

4.5 Xét nghiệm Antithyroid Peroxidase Antibodies (Anti – TPO)

Được sử dụng để đo lượng kháng thể Thyroid trong tuyến giáp. Đây là kháng thể do cơ thể sản sinh, xuất hiện khi hệ miễn dịch nhầm lẫn các tế bào tuyến giáp, protein tuyến giáp với các protein lạ và tấn công các thành phần này.

Xét nghiệm Anti – TPO thường được chỉ định để phát hiện các bệnh tuyến giáp, đặc biệt là bệnh tuyến giáp tự miễn.

Chỉ số xét nghiệm là bình thường khi Anti – TPO <34 U/ml

Khi chỉ số Anti – TPO vượt ngưỡng thông thường, bạn có thể mắc bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, Basdedow… Hoặc gợi ý các bệnh tự miễn ngoài tuyến giáp…

Trên đây là những thông tin về các xét nghiệm chức năng tuyến giáp phổ biến, hy vọng bạn bên cạnh sự tư vấn của bác sĩ, bạn có thể hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của mình. Từ đó chủ động trong thăm khám và có hướng điều trị bệnh hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital