Hiện nay ngày càng có nhiều người có triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Viêm loét dạ dày là bệnh lý rất dễ mắc phải do các nguyên nhân khách quan và đôi khi do thói quen xấu của mọi người gây ra. Biết rõ về các triệu chứng sẽ giúp mọi người phát hiện bệnh sớm để có phương pháp điều trị kịp thời.
Menu xem nhanh:
1. Viêm loét dạ dày là bệnh gì ?
Viêm loét dạ dày là tình trạng trên niêm mạc dạ dày xuất hiện các tổn thương, ổ viêm loét. Khi này người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Bệnh viêm loét dạ dày rất phổ biến ở nước ta và gây ra ảnh hưởng tới hàng triệu người dân hàng năm. Bên cạnh đó thì tỷ lệ tái phát bệnh cũng là vấn đề đáng lo ngại vì các vết loét đã được điều trị vẫn có nguy cơ tái phát cao.
2. Các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày phổ biến nhất
Các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày ở mỗi người sẽ khác nhau. Điều này sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh ở từng người. Vì vậy mọi người cần nắm rõ các kiến thức cơ bản nhằm giúp phát hiện bệnh sớm.
2.1 Đau dạ dày vùng thượng vị là triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày
Triệu chứng của viêm loét dạ dày là cảm giác đau tức vùng bụng trên là dấu hiệu mắc bệnh sớm. Tùy thuốc vào tình trạng bệnh mà mức độ đau ở mỗi người sẽ khác nhau. Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào kể cả khi đang ngủ.
2.2 Buồn nôn, nôn là triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày
Các vết viêm loét sẽ làm dạ dày co bóp mạnh hơn. Hiện tượng này khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn do chức năng dạ dày đã suy yếu.
2.3 Chán ăn, ăn không ngon
Bệnh viêm loét dạ dày làm cho bệnh nhân mệt mỏi, đắng miệng, giảm vị giác, chán ăn. Biểu hiện này thường xuất hiện ở nhiều bệnh nhân.
2.4 Rối loạn tiêu hóa
Viêm loét dạ dày gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Chính vì vậy các chức năng không còn hoạt động tốt như cũ gây ra ra rối loạn tiêu hóa. Dấu hiệu nhận biết là người bệnh thường bị tiêu hảy hoặc táo bón xen kẽ.
2.5 Mất ngủ, giảm cân đột ngột
Các bệnh liên quan tới đường tiêu hoá thường khiến bệnh nhân giảm cân nhanh. Nguyên nhân của tình trạng này là do hệ tiêu hóa hoạt động không tốt sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Người bệnh cũng thường xuyên mất ngủ do cơn đau xuất hiện vì vậy khiến thể trạng suy nhược, sụt cân.
3. Những nguyên nhân chủ yếu gây ra loét dạ dày?
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng dư thừa acid là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó cũng tồn tại một số nguyên nhân do các yếu tố bên ngoài tấn công.
3.1 Nguyên nhân do vi khuẩn HP
Nguyên nhân dẫn tới viêm loét dạ dày phổ biến nhất chính là do vi khuẩn HP hay có tên đầy đủ là Helicobacter pylori. Khi có cơ hội chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể và sinh sống trong lớp nhầy của dạ dày. Vi khuẩn tiết ra độc tố gây viêm loét lớp niêm mạc của dạ dày. Theo báo cáo mới nhất thì có khoảng một nửa dân số Việt Nam trên 60 tuổi bị nhiễm vi khuẩn HP.
3.2 Nguyên nhân do tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc như: Thuốc điều trị viêm khớp, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau,…nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày. Các hoạt chất trong thuốc bên cạnh tác dụng điều trị có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc làm giảm khả năng sản sinh ra Prostaglandin – Chất đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ dạ dày.
3.3 Nguyên nhân do sử dụng nhiều thuốc lá, đồ uống có cồn
Trong thuốc lá có chứa tới hơn 200 độc tố, đặc biệt là chất nicotine gây tác động xấu tới dạ dày. Việc uống nhiều rượu bia trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng tới gan mà dạ dày cũng dễ bị tổn thương.
3.4 Các thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ cũng là nguyên nhân gây bệnh
Sở dĩ tỷ lệ người bị viêm loét dạ dày cao là do nhiều người có thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học vô tình gây tổn thương cho dạ dày. Các thực phẩm có tính kích thích dạ dày khi ăn vào có thể gây ra các ổ viêm loét. Thói quen ăn uống thất thường, khi ăn no, khi nhịn đói khiến dạ dày hoạt động không ổn định dẫn tới chức năng suy yếu.
4. Các phương pháp để chẩn đoán chính xác viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là bệnh lý không còn xa lạ đối với chúng ta. Hiện nay y học đã có nhiều phương pháp giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
4.1 X – quang
Hình ảnh từ phim chụp X- quang thu được sẽ cho pháp nhìn thấy đường viền của dạ dày. Dựa vào đó các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh.
4.2 Nội soi dạ dày
Phương pháp này cho kết quả chính xác hơn so với tia X. Ống nội soi có gắn camera ở đầu sẽ được đưa qua họng và xuống tới dạ dày. Các hình ảnh chụp dạ dày được gửi về máy tính để bác sĩ quan sát. Do camera được đưa tới bên trong dạ dày vì vậy sẽ giúp quan sát cụ thể mức độ viêm loét. Bên cạnh đó nội soi có thể kết hợp lấy sinh thiết nhằm phát hiện nguy cơ ung thư sớm.
5. Điều trị viêm loét dạ dày bằng cách nào hiệu quả
Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày sẽ thường dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân cũng có thể kết hợp các phương pháp điều trị để mang lại hiệu quả cao hơn.
5.1 Điều trị bằng thuốc
Mục tiêu của quá trình điều trị viêm loét dạ dày là giảm đau, chữa lành các vết loét và ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Bước đầu tiên trong quá trình điều trị là cần ngưng sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm nếu đây là nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến thường được sử dụng trong chữa viêm loét dạ dày.
– Thuốc kháng sinh được kê trong trường hợp bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP
– Thuốc có chức năng kháng acid dịch vị dạ dày
– Thuốc giúp trung hòa acid
– Thuốc ức chế bơm Proton (PPI)
5.2 Điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa vì vậy bạn cần hết sức lưu ý khi bị bệnh. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học để giúp hỗ trợ các tổn thương nhanh hồi phục
– Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại đạm dễ tiêu
– Hạn chế uống các loại bia rượu, thuốc lá
– Sáng suốt lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh
– Luôn nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
– Hạn chế ăn các thực phẩm có vị chua cay, đồ ăn chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn
Bài viết đã cung cấp các thông tin đầy đủ về triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Mong rằng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn trong việc phát hiện bệnh sớm. Nếu không may mắc bệnh bạn không nên quá lo lắng mà cần tuân thủ theo các yêu cầu của bác sĩ điều trị bệnh hiệu quả.