Ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi từ 30 trở lên. Bệnh có tỷ lệ mắc mới cao, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Chính vì vậy, việc sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ là rất cần thiết để có thể phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, gia tăng cơ hội sống cho người bệnh. Vậy quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung ra sao, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết nhé!
Menu xem nhanh:
1. Sàng lọc ung thư và vai trò trong việc điều trị ung thư cổ tử cung
1.1. Sàng lọc ung thư cổ tử cung là gì?
Sàng lọc ung thư cổ tử cung là việc kết hợp nhiều phương pháp để phát hiện các tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung trước khi chúng phát triển thành ung thư. Từ đó có các phác đồ điều trị kịp thời, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh và cơ hội sống cho bệnh nhân.
Thông thường, các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay bao gồm:
– Xét nghiệm tế bào học Papsmear/ Thinprep
Căn cứ vào tình trạng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ có những tư vấn phương pháp thực hiện phù hợp.
1.2. Vai trò quan trọng của sàng lọc ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung có tỷ lệ tử vong cao phần lớn là do bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Điều này thường đến từ hai nguyên do:
– Các biểu hiện thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác do vậy chị em thường chủ quan tự điều trị mà không đến bác sĩ để khám bệnh.
– Đây là bệnh lý nhạy cảm, vì vậy, không ít chị em ngại việc đến khám ở các cơ sở y tế.
Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo chị em nên đi xét nghiệm sàng lọc ung thư ít nhất một lần để kiểm tra sức khỏe của bản thân. Bởi vì, sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp phát hiện những tổn thương tiền ung thư và nhờ đó bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp trước khi quá muộn.
Sàng lọc ung thư cổ tử cung sớm giúp tăng với tỷ lệ điều trị thành công lên đến 90%. Chính vì vậy, sàng lọc sớm ung thư sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả điều trị bệnh. Nếu chị em bỏ lỡ thời điểm vàng thì sẽ hiệu quả điều trị cũng sẽ giảm xuống.
2. Quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung
2.1. 4 bước trong quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung cơ bản
Quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung cơ bản sẽ bao gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra lâm sàng
Ở bước này chị em sẽ được kiểm tra cơ bản về các chỉ số sức khỏe và tiền sử bệnh, bao gồm:
– Đo cân nặng, chiều cao và đo huyết áp, nhịp tim.
– Kiểm tra lâm sàng và trao đổi tiền sử bệnh với bác sĩ để bác sĩ có thể nắm rõ tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân và đề ra các phương hướng thăm khám phù hợp.
Bước 2: Khám phụ khoa
Ở bước này bệnh nhân sẽ nằm trên ghế, hai chân để trên bàn đỡ, chân mở rộng. Tiếp đến bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để mở âm đạo, giúp bác sĩ có thể quan sát rõ hơn tình trạng bên trong tử cung và phần trên âm đạo.
Khám phụ khoa không thể khẳng định được chính xác chị em có mắc ung thư cổ tử cung hay không. Tuy nhiên, bước khám này sẽ giúp phát hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh như tình trạng viêm nhiễm, các tổn thương bên trong âm đạo,… Và đương nhiên, nếu bệnh lý viêm nhiễm nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở thành môi trường thuận lợi để virus HPV phát triển và dẫn đến nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung.
Bước 3: Thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
Thông thường, chị em sẽ thực hiện một hoặc kết hợp những phương pháp xét nghiệm sau:
– Phương pháp phết tế bào cổ tử cung (Papsmear/ Thinprep) là phương pháp giúp phát hiện những biến đổi bất thường ở cổ tử cung. Sự xuất hiện của các tế bào bất thường này chính là dấu hiệu tiền ung thư ở giai đoạn khởi phát. Trong đó, xét nghiệm Thinprep là ra đời sau và được cải tiến để mang lại kết quả chẩn đoán chính xác hơn xét nghiệm Papsmear.
– Xét nghiệm HPV test giúp phát hiện DNA của HPV sớm và có tỷ lệ chính xác cao hơn xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Phương pháp này có thể phát hiện nhanh chóng 2 chủng virus nguy cơ cao là HPV 16 và HPV 18, nguyên nhân chính gây nên ung thư tử cung.
Bước 4: Đọc kết quả khám
Sau khi thực hiện tất cả các bước khám, bác sĩ đọc kết quả và chẩn đoán tình trạng bệnh.
2.2. Các danh mục khám bổ sung cho quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung
Trong trường hợp nghi ngờ, các bác sĩ sẽ yêu cầu chị em thực hiện thêm một số phương pháp khác để chẩn đoán chính xác hơn như:
– Chụp MRI vùng tiểu khung.
– Soi cổ tử cung.
– Sinh thiết tế bào.
3. Lưu ý trước khi tầm soát ung thư cổ tử cung
Để đảm bảo kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung chính xác nhất có thể, chị em cần làm theo những hướng dẫn dưới đây trước khi thực hiện tầm soát:
– Tránh quan hệ tình dục hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo, vệ sinh âm đạo trong vòng 2 đến 3 ngày trước khi thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung.
– Tránh thực hiện khi đang có kinh nguyệt, nên thực hiện tầm soát sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc khoảng 5 ngày.
– Đối với các trường hợp âm đạo bị viêm nhiễm thì nên điều trị khỏi trước khi thực hiện tầm soát.
Ngoài ra, chị em cần lưu ý, kết quả chẩn đoán chính xác hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở thăm khám. Trong nhiều trường hợp tình trạng âm tính giả có thể xảy ra do sai sót trong kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm, sai sót trong chẩn đoán,… Bởi vậy, chị em cần lựa chọn cơ sở khám bệnh uy tín để đảm bảo độ chính xác của kết quả chẩn đoán.
Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là một trong số những địa chỉ sàng lọc ung thư cổ tử cung uy tín tại Hà Nội. Với đội ngũ khám bệnh là các y bác sĩ giàu kinh nghiệm và các chuyên gia ung bướu hàng đầu, chị em có thể an tâm khi sàng lọc ung thư cổ tử cung tại đây. Ngoài ra các gói tầm soát ung thư tại Thu Cúc TCI rất đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu sàng lọc ung thư của chị em.
Trên đây là tất cả các bước trong quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung cơ bản. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho chị em trong việc tầm soát ung thư cổ tử cung.