U tuyến giáp lành tính là một loại u phát triển trong tuyến giáp, một tuyến nhỏ nằm ở phía trước cổ. Đây là một bệnh lý rất phổ biến và thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, u lành tuyến giáp có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu chung về bệnh u tuyến giáp lành tính
1.1. U tuyến giáp lành tính là gì?
. Đa số các trường hợp có khối u đều không nghiêm trọng, khi đó khối u này được gọi là u lành tuyến giáp.
Thông thường, bản thân người mắc bệnh không biết mình mắc bệnh cho tới khi thực hiện kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên, có một số khối u phát triển đủ lớn có thể quan sát được bằng mắt hoặc gây ra những triệu chứng đặc thù.
U lành tuyến giáp bao gồm các dạng u tuyến giáp, viêm tuyến giáp, u nang hay các nốt tăng sản.
1.2. Yếu tố nguy cơ dẫn tới u tuyến giáp lành tính
Nguyên nhân cụ thể của u lành tuyến giáp hiện vẫn chưa được xác định chính xác. Trong đó, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, gồm:
– Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người mắc u lành tuyến giáp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đối tượng không có tiền sử gia đình. Yếu tố này được cho là một yếu tố quan trọng trong gây u tuyến giáp.
– Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc u lành tuyến giáp cao hơn nhiều so với đối tượng nam giới. Điều này xảy ra do các hormone nữ, như estrogen và progesterone ảnh hưởng tới sự phát triển đến tuyến giáp.
– Tuổi tác: Người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc u lành tuyến giáp do ảnh hưởng của bức xạ từ máy chụp X-quang và điều trị xạ trị trước đó, Do vậy, cần hạn chế tiếp xúc với những loại bức xạ trên để giảm nguy cơ mắc bệnh lý này.
– Tác động từ môi trường: Ô nhiễm, khói bụi, tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại và chất hóa học có thể tác động đến tuyến giáp.
– Mất cân bằng hormone tuyến giáp: Sự tăng hoặc giảm nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể có thể tăng nguy cơ hình thành u tuyến giáp. Một số nguyên nhân có thể gây mất cân bằng hormone như viêm tuyến giáp, chế độ ăn thừa hoặc thiếu i-ốt, bướu giáp đa nhân…
1.3. Cách nhận biết dấu hiệu u tuyến giáp
Các dấu hiệu của u lành tuyến giáp có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước, vị trí và tính chất của khối u. Một số dấu hiệu thường gặp ở người mắc u lành tuyến giáp gồm:
– Tăng kích thước tại vị trí tuyến giáp: Khối u từ nhỏ tới lớn đều có thể gây chèn ép ở vùng cổ, tạo cảm giác phình to, nghẹn ở cổ họng, gây khó nói, ho khan hoặc khó nuốt. Người mắc bệnh có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được khối u khi chạm vào.
– Thay đổi giọng nói: Một trong những dấu hiệu của u lành tuyến giáp đặc trưng. U tuyến giáp có thể gây áp lực lên dây thanh quản, gây sự thay đổi ở giọng nói khiến giọng trở lên khàn, trầm và khó nghe.
– Mệt mỏi, suy nhược: U lành tuyến giáp có ảnh hưởng ít nhiều đến chức năng tuyến giáp, gây ra các triệu chứng mệt mỏi và suy nhược.
– Cân nặng thay đổi: Tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gây ra sự biến đổi về cân nặng. Một số người có thể tăng cân dù ăn ít hơn, trong khi có người sẽ tụt cân mặc dù ăn nhiều. Triệu chứng này thường đi kèm với tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó ngủ hoặc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
2. Bệnh u lành tuyến giáp được chẩn đoán qua phương pháp nào?
Khi nghi ngờ u tuyến giáp, một sơ phương pháp chẩn đoán được sử dụng để xác định kích thước, vị trí và tính khối u bao gồm:
– Siêu âm tuyến giáp: Một phương pháp cận lâm sàng phổ biến được sử dụng để xác định kích thước, hình dạng, cấu trúc của u tuyến giáp.
– Xét nghiệm máu: Phương pháp này có thể cung cấp thông tin về mức độ hoạt động của tuyến giáp, đồng thời đánh giá mức độ tăng hoặc giảm của hormone tuyến giáp như TSH, T3 và T4.
– Chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp CT: Đối với 2 phương pháp này có thể cung cấp hình ảnh chi tiết về u tuyến giáp, giúp xác định kích thước, vị trí và tính chất của khối u.
3. Một số cách phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tuyến giáp
Để cho u lành tuyến giáp này không phát triển thành u ác tính, có thể phòng ngừa bằng cách:
– Ăn uống lành mạnh: Bổ sung đủ các chất dinh dưỡng để cân bằng hoạt động hormone trong cơ thể và chế độ ăn lành mạnh.
– Bổ sung i-ốt: I-ốt là yếu tố cần thiết để tuyến giáp sản xuất hormone giáp. Cần đảm bảo đủ lượng i-ốt trong chế độ ăn hàng ngày.
– Hạn chế căng thẳng: Căng thẳng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống nội tiết và góp phần gây ra các vấn đề về tuyến giáp.
– Tập luyện thể dục đều đặn: Việc thực hiện các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy, bơi lội, yoga hay các bài tập tăng cường sức khỏe giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và hệ miễn dịch.
– Hạn chế việc tiếp xúc với các chất độc hại: Tránh tiếp xúc với các chất hóa học độc hại như thuốc là và một số tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Hoạt động này đặc biệt quan trọng đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh về tuyến giáp. Kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và điều trị bệnh kịp thời.
U tuyến giáp lành tính là một bệnh lý rất phổ biến và thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, u lành tính tuyến giáp có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, nếu bạn có tiền sử gia đình hoặc có các yếu tố nguy cơ khác, hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị bệnh lý sớm Nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến tuyến giáp, hãy chủ động thăm khám để được phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được tư vấn tận tình!