Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là bệnh phổ biến và có tốc độ lây lan nhanh chóng dễ thành dịch. Bệnh có thể tự khỏi, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm rõ được triệu chứng và 3 dấu hiệu cảnh báo của bệnh mà cha mẹ cần hết sức lưu ý.
Menu xem nhanh:
1. Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng ở trẻ là do virus cấp tính có tên là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh có thể dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hay khi trẻ tiếp xúc với dịch tiết từ bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết từ mũi họng.
Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất vẫn là độ tuổi trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm, đặc biệt là thời điểm từ tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12. Đây là 2 thời điểm mà có số ca trẻ em bị tay chân miệng có xu hướng gia tăng rõ rệt nhất.
Trẻ bị mắc tay chân miệng ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng rõ rệt như: sốt cao, mệt mỏi, kém đau họng và biếng ăn… Các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bọng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay bệnh thủy đậu. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, theo dõi và phát hiện bệnh kịp thời.
Ở những ngày đầu tiên của bệnh tay chân miệng, trẻ sẽ xuất hiện các nốt ban hồng có đường kính nhỏ, từ vài mm và nổi trên bề mặt của da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước và lan rộng.
Những vết loét ở trong miệng, đầu lưỡi, vòm miệng, lợi lở lóe sẽ khiến trẻ đau đớn mỗi khi ăn uống. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt chú ý để không bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng thông thường. Bên cạnh đó các vết loét này cũng sẽ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục của trẻ. Cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ những bộ trang phục thoáng mát và thấm hút mồ hôi để trẻ cảm thấy dễ chịu trong thời gian bị bệnh.
2. 3 dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng ở trẻ em nặng
Bệnh tay chân miệng có thể gây ra cho trẻ nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nhiều cha mẹ thắc mắc rằng trẻ em bị tay chân miệng khi nào cần phải nhập viện?
Câu trả lời là khi trẻ bị tay chân miệng thì cha mẹ phải đưa trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt để bác sĩ xác định được mức độ của bệnh, từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Dưới đây là 3 dấu hiệu cảnh báo của bệnh tay chân miệng mà cha mẹ cần hết sức lưu ý:
2.1 Bệnh tay chân miệng ở trẻ em khiến trẻ quấy khóc liên tục
Khi bị bệnh tay chân miệng sẽ khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, đau đớn, do đó trẻ sẽ quấy khóc cả đêm, giấc ngủ không sâu, hoặc cứ 15 – 20 phút trẻ sẽ dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều cha mẹ chủ quan cho rằng việc trẻ khóc là do trẻ bị đau do các vết loét ở trong miệng, tuy nhiên, đây chính là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo tình trạng trẻ bị nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
2.2 Sốt cao liên tục không hạ khi bị bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Khi bệnh chuyển biến nặng trẻ sẽ có thể sốt cao trên 38.5 độ C kéo dài liên tục hơn 48h và không tác dụng với thuốc hạ sốt có chứa paracetamol. Đây là dấu hiệu cảnh báo mức độ bệnh của trẻ cũng như độ viêm nặng trong cơ thể của trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh. Lúc này, trẻ cần được sử dụng thuốc hạ sốt có chứa Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ để hạ sốt và giảm các triệu chứng của bệnh.
2.3 Trẻ hay bị giật mình khi bị bệnh tay chân miệng
Trẻ bị giật mình khi bị chân tay miệng là báo hiệu tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ lúc này cần chú ý quan sát tần suất của trẻ trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.
Chân tay miệng ở trẻ là bệnh nguy hiểm và có thể gây nên các biến chứng nặng nề, do đó khi trẻ xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng kể trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế chất lượng để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
3. Bệnh tay chân miệng ở trẻ lây truyền qua những đường nào?
Bệnh tay chân miệng có khả năng lây truyền với tốc độ nhanh chóng, bệnh truyền trực tiếp từ người sang người qua đường miệng, thông qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân và nước bọt của trẻ bị bệnh.
Trẻ bị mắc bệnh có thể phát tán virus gây bệnh trong tuần đầu tiên, thời gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vài tuần bởi virus vẫn còn tồn tại trong phân và nước bọt của bệnh nhân.
Dưới đây là các con đường lây nhiễm của virus gây bệnh tay chân miệng ở trẻ:
– Trẻ nhỏ tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh tay chân miệng.
– Trẻ hít, nuốt phải các dịch tiết, nước bọt của người bệnh khi ăn uống chung, nói chuyện, ho, hắt hơi…
– Trẻ tiếp xúc với dịch của mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh.
– Trẻ dùng chung đồ chơi, chạm, cầm, nắm, gặm các vật dụng của trẻ bị bệnh.
Bởi cách thức lây truyền của bệnh rất nhanh nên bệnh tay chân miệng rất dễ bùng thành dịch lớn. Do đó, khi trẻ bị mắc bệnh, nếu cha mẹ không có biện pháp phòng tránh kịp thời và hạn chế tiếp xúc, kiêng cữ đúng cách thì những trẻ xung quanh cũng có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào.
4. Những biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ hiệu quả.
Dưới đây là các biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng hiệu quả mà cha mẹ có thể dễ dàng thực hiện cho trẻ ngay tại nhà:
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn uống, chế biến thức ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh và thay tã cho bé.
– Đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh.
– Luôn đảm bảo các vật dụng ăn uống được sạch sẽ, nên ngâm bằng nước sôi và lâu khô trước khi sử dụng.
– Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt hàng ngày luôn sạch sẽ.
– Cha mẹ tuyệt đối không nhai, mớm thức ăn cho trẻ.
– Không để cho trẻ bốc thức ăn, mút tay, gặm đồ chơi.
– Không dùng chung khăn tay, khăn giấy, các vật dụng đồ ăn uống như: cốc, chén, bát, thìa, đồ chơi của trẻ.
– Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh các bề mặt vật dụng tiếp xúc hàng ngày như: dụng cụ học tập, đồ chơi, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, sàn nhà, mặt bàn… bằng các chất tẩy rửa thông thường.
– Cần cách ly trẻ với những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh tay chân miệng.
– Trong thời gian từ 10 – 14 ngày đầu trẻ bị nhiễm bệnh, cha mẹ cần cách ly trẻ tại nhà, không nên để trẻ đến trường học hay chỗ đông người.
Tay chân miệng ở trẻ có thể tự khỏi và không để lại di chứng, tuy nhiên cha mẹ cần phải chăm sóc, theo dõi trẻ sát sao, kỹ lưỡng để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Trong mùa dịch, nếu nghi ngờ trẻ có các dấu hiệu nhiễm bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần chanh chóng đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý. Đặc biệt, để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo một số bệnh khác tại các phòng khám, bệnh viện, cha mẹ cần lựa chọn những địa chỉ y tế uy tín, chuyên nghiệp và hiện đại.