Xét nghiệm máu khi mang thai bao gồm những gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Xét nghiệm máu khi mang thai có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhờ đó mà các bác sĩ có thể phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe của người mẹ hay tình trạng của thai nhi để từ đó có những điều chỉnh kịp thời.

Xét nghiệm máu khi mang thai có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Xét nghiệm máu khi mang thai giúp phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe của người mẹ và tình trạng thai nhi để từ đó có những điều chỉnh kịp thời.

Xét nghiệm máu khi mang thai là không bắt buộc nhưng rất cần thiết. Nhìn chung, xét nghiệm máu khi mang thai được thực hiện để xác định nhóm máu của người mẹ, kiểm tra xem liệu người mẹ có mắc bệnh viêm nhiễm và thai nhi có bất thường nào không.

Nhóm máu

Việc xác định nhóm máu là cực kỳ quan trọng, nhất là với những trường hợp cần phải truyền máu trong khi mang thai hoặc sinh nở. Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất (chiếm khoảng 44% dân số), sau đó mới đến nhóm máu A, B và AB.

Yếu tố Rh

Rh (Rhesus) là khái niệm chỉ tình trạng protein có trong máu. Trong đa số các trường hợp trên bề mặt hồng huyết cầu thường có một chất kết dính “D”. Máu người nào có chứa chất D này được gọi là máu có tính Rhesus dương, viết tắt là Rh(+) còn ngược lại không có chất D gọi là máu có tính Rhesus âm Rh(-).
Đối với phụ nữ mang thai, xét nghiệm máu để biết yếu tố Rh rất quan trọng. Thai phụ cần chăm sóc đặc biệt nếu bản thân âm tính với Rh (Rh-) trong khi người chồng dương tính với Rh (Rh+), trẻ sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+. Trong thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể phá hủy hồng cầu của cơ thể bé. Do đó, với những trường hợp này, người mẹ có nhóm máu âm tính với Rh (Rh-)  sẽ phải tiêm Globutin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai hay những lần mang thai sau này.

Nồng độ hemoglobin

Xét nghiệm máu khi mang thai cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu.

Xét nghiệm máu khi mang thai cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu.

Xét nghiệm máu giúp xác định nồng độ hemoglobin. Nồng độ hemoglobin thấp là dấu hiệu của bệnh thiếu máu thiếu sắt. Cơ thể cần sắt để sản xuất hemoglobin vận chuyển oxy đi khắp cơ thể trong các tế bào máu đỏ.
Những thai phụ bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ được các bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống để tăng dự trữ sắt. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc bổ sung sắt, đây là cách hiệu quả nhất để điều trị thiếu máu trong thai kỳ.
Nồng độ hemoglobin sẽ được kiểm tra lại ở tuần thứ 28. Nếu cảm thấy rất mệt mỏi hoặc mang đa thai, người mẹ có thể cần xét nghiệm máu sớm hơn để xác định xem liệu có bị thiếu máu hay không để có biện pháp xử lý kịp thời.

Khả năng miễn dịch với Rubella (bệnh sởi Đức)

Hầu hết phụ nữ mang thai miễn dịch với Rubella do tiêm phòng hoặc đã mắc bệnh từ khi còn nhỏ. Nếu người mẹ chưa miễn dịch, bác sĩ sẽ tư vấn tiêm phòng Rubella sau khi sinh. Điều quan trọng cần lưu ý là người mẹ phải tránh tiếp xúc với những người mang bệnh. Nếu bị nhiễm Rubella trong thời kỳ mang thai, virus này có thể gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu, cũng như một số dị tật bẩm sinh khác liên quan đến thị giác, thính giác, tim.

Bệnh viêm gan B

Bệnh viêm gan B thường khó phát hiện, do đó xét nghiệm máu là cách phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh

Bệnh viêm gan B thường khó phát hiện, do đó xét nghiệm máu là cách phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh

Bệnh viêm gan B thường khó phát hiện, do đó xét nghiệm máu là cách phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh. Mẹ mắc bệnh viêm gan B có khả năng lây truyền cho con rất cao, khiến gan của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Với trường hợp phát bệnh trong thai kỳ,  người mẹ cần phải tiêm Globutin miễn dịch. Em bé sẽ được tiêm viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và một mũi nhắc lại khoảng 1 – 2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng. Xét nghiệm máu lúc 1 tuổi sẽ giúp xác định xem liệu trẻ có bị nhiễm viêm gan B hay không.

Bệnh giang mai

Hiện nay, căn bệnh lây truyền qua đường tình dục này không phổ biến. Tuy nhiên nếu người mẹ nhiễm bệnh và không được điều trị trong thời gian mang thai, nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho thai nhi. Cụ thể xoắn khuẩn giang mai từ mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu trẻ vẫn được sinh ra bình thường, nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trễ là rất cao. Giang mai bẩm sinh trễ có triệu chứng lâm sàng xuất hiện 10-20 năm sau với nhiều thay đổi về sinh lý, thần kinh, khiếm khuyết trí lực.

HIV

Tất cả phụ nữ mang thai đều cần phải được xét nghiệm virus HIV, virus gây bệnh AIDS. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và em bé sẽ được điều trị để giúp duy trì sức khỏe, đồng thời làm giảm đáng kể nguy cơ bé bị nhiễm virus HIV.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên thực hiện xét nghiệm máu để sàng lọc những bất thường về di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down. Một trong những cách chính xác nhất để biết thai nhi có mắc phải hội chứng Down hay không là xét nghiệm máu kết hợp với đo độ mờ da gáy, được thực hiện vào 3 tháng đầu của thai kỳ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital