Ý nghĩa xét nghiệm máu đối với bệnh nhân và với nền y học

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm

Xét nghiệm máu hiện là phương pháp được sử dụng rộng rãi và tiên tiến nhất trong nền y học hiện đại. Vậy ý nghĩa xét nghiệm máu là gì và cách đọc hiểu các chỉ số trong phương pháp này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Đọc các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản

Xét nghiệm máu được xem là một trong những bước khám cơ bản trong quy trình khám, chữa bệnh. Các chỉ số trong xét nghiệm hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh lý, làm căn cứ xác định dấu hiệu bất thường của cơ thể để tiến hành các bước khám chuyên sâu hơn. 

Xét nghiệm máu được chia nhiều loại theo từng mục đích khác nhau:

– Xét nghiệm công thức máu toàn phần: Đây là xét nghiệm nhằm kiểm tra, xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Như vậy bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến việc tăng – giảm bất thường của các hồng cầu, bạch cầu như suy tủy, thiếu máu hoặc các bệnh viêm nhiễm khác.

– Xét nghiệm đường huyết: Xét nghiệm này giúp xác định lượng đường có trong máu để chẩn đoán bệnh tiểu đường và theo dõi tiến triển của bệnh trong và sau quá trình điều trị.

– Xét nghiệm mỡ máu: Xét nghiệm này giúp kiểm tra hàm lượng cholesterol và triglyceride có trong máu.

– Xét nghiệm men gan

 

ý nghĩa xét nghiệm máu

Có rất nhiều phương thức xét nghiệm máu khác nhau tùy vào mục đích

Dưới đây là bảng phân tích chi tiết ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm máu:

Chỉ số

Giá trị

Ý nghĩa

RBC (Số lượng hồng cầu)Nam: 4.5 – 5.8 T/L

Nữ: 3.9 – 5.2 T/L

– Nếu tăng: cô đặc máu, bệnh hồng cầu…

– Nếu giảm: mất máu, thiếu máu

HGB – hb (Huyết sắc tố)120 – 165g/L– Nếu tăng: cô đặc máu, thiếu oxy

– Nếu giảm: thiếu máu, mất máu, suy tủy…

HCT (Thể tích khối hồng cầu)35.5 – 48.6%– Nếu tăng: rối loạn dị ứng, giảm lưu lượng máu,…

– Nếu giảm: mất máu, loãng máu, thai nghén…

MCV (Thể tích trung bình hồng cầu)80 – 100 fl– Nếu tăng: thiếu Vitamin B12, bệnh gan, suy tuyến giáp…

– Nếu giảm: thiếu sắt, nhiễm độc chì, suy thận mạn…

MCHC (Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu)32 – 26 g/dL– Nếu tăng: mất nước ưu trương,…

– Nếu giảm: thiếu máu đang hồi phục, xơ gan…

WBC (Số lượng bạch cầu)4 – 10 G/L– Nếu tăng: viêm nhiễm, bạch cầu…

– Nếu giảm: suy tủy, thiếu vitamin B12…

LYM (Bạch cầu Lympho)0.9 – 5.2 G/L– Nếu tăng: lao, nhiễm khuẩn mạn…

– Nếu giảm: HIV/AIDS, ức chế tủy xương 

MONO (Bạch cầu mono)0.16 – 1 G/L– Nếu tăng: rối loạn sinh tủy…

– Nếu giảm: ung thư, suy tủy…

EOS (Bạch cầu đa múi ưa axit)0 – 0.8 G/L– Tăng: dị ứng, nhiễm ký sinh trùng…
BASO (Bạch cầu đa múi ưa kiềm)0 – 0.2 G/L– Tăng: bệnh bạch cầu, suy giáp…
LUC 0 – 0.4 G/L– Tăng: bệnh bạch cầu, suy thận mãn tính…
PLT (Số lượng tiểu cầu)150 – 350 G/L– Nếu tăng: xơ hóa tủy xương, rối loạn tăng sinh

– Nếu giảm: phì đại lách…

PDW (Độ phân bố tiểu cầu)6 – 11%– Nếu tăng: bệnh hồng cầu liễm, gram âm…

– Nếu giảm: nghiện rượu

MPV (Thể tích trung bình của tiểu cầu)6.5 – 11fL– Nếu tăng: tiểu đường, bệnh tim mạch, stress…

– Nếu giảm: bạch cầu cấp,…

2. Ý nghĩa xét nghiệm máu

Hiện nay, xét nghiệm máu là phương pháp hiện đại, giúp hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh lý, từ việc thông qua các chỉ số tăng – giảm trong máu.

2.1. Ý nghĩa xét nghiệm máu đối với bệnh nhân

Xét nghiệm máu là bước khám cơ bản đầu tiên trong quy trình khám sức khỏe, làm căn cứ giúp bác sĩ phát hiện dấu hiệu bất thường trong cơ thể bệnh nhân trước khi tiến hành các bước khám chuyên sâu hơn.

Xét nghiệm máu có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với bệnh nhân, bởi:

– Kiểm tra tình trạng tổng quan cơ thể

– Kiểm tra chức năng các cơ quan và mức độ hiệu quả của phương pháp điều trị

– Đánh giá các cơ quan có hoạt động bình thường hay không như thận, gan, tuyến giáp, tim

– Đánh giá khả năng đông máu

– Chẩn đoán các bệnh mãn tính, bệnh ung thư, các bệnh truyền nhiễm như tiểu đường, thiếu máu, HIV/AIDS…

– Tìm hiểu nguy cơ gây bệnh tim mạch

– Đánh giá hiệu quả của thuốc và tác dụng phụ của thuốc

Từ đó, thông qua xét nghiệm máu, bệnh nhân hiểu rõ tình trạng bệnh lý của mình để có biện pháp điều trị tận gốc và phòng tránh tái phát.

chỉ số xét nghiệm máu

Phương pháp xét nghiệm máu được đánh giá cáo, mang lại ích lợi cho bệnh nhân

2.2. Ý nghĩa xét nghiệm máu đối với nền y học

Phương pháp xét nghiệm máu được phát minh lần đầu vào năm 1940 do Tiến sĩ Robin Coombs. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, xét nghiệm máu chỉ xác định được yếu tố Rh, một loại kháng nguyên, được tìm thấy trên tế bào hồng cầu ở hầu hết mọi người. Sau đó, các phiên bản xét nghiệm khác đã ra đời để cải thiện phương pháp cũ. 

Theo thời gian, phương pháp dần được cải thiện nhờ các nghiên cứu chuyên sâu để có thể sàng lọc và tìm ra kháng nguyên trong cơ thể nhằm phát hiện dấu hiệu bất thường, giúp chẩn đoán bệnh lý, đánh giá chức năng các bộ phận. Xét nghiệm máu thực sự được xem là phương pháp tiến bộ, cải thiện nền y học của thế giới. Hầu hết các quy trình khám hiện nay đều phải thực hiện xét nghiệm máu trước tiên.

lấy máu xét nghiệm

Xét nghiệm máu ra đời đã thay đổi nền y học hiện nay

3. Một số lưu ý khi đi xét nghiệm máu

Trước khi tiến hành xét nghiệm máu, bạn nên bỏ túi một số lưu ý quan trọng dưới đây:

– Không uống thuốc trước khi lấy máu. Nếu trong trường hợp lỡ uống thuốc thì nên báo với bác sĩ để bác sĩ đưa ra phương pháp xử trí phù hợp.

– Một số xét nghiệm máu hiện nay sẽ phải nhịn ăn trong khoảng 8 – 12 giờ để đảm bảo kết quả chính xác nhất như xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm gan mật…

– Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…

Hy vọng bài viết dưới đây đã cung cấp đủ thông tin về ý nghĩa xét nghiệm máu và cách đọc hiểu các chỉ số xét nghiệm máu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital