7 Dấu hiệu suy tuyến giáp thường gặp 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Ma Thị Nga

Bác sĩ Nội tiết

Suy giáp là bệnh nội tiết phổ biến, gặp nhiều hơn ở nữ giới. Bệnh làm giảm chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Nhận biết sớm dấu hiệu suy tuyến giáp giúp người bệnh có phương án thăm khám, tránh các biến chứng nghiêm trọng.

1. Suy tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể, có nhiệm vụ sản xuất các hormone tuyến giáp và vận chuyển chúng đến các tế bào nhằm duy trì hoạt động trao đổi chất của cơ thể.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình bướm, nằm ở vùng cổ trước. 

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình bướm, nằm ở vùng cổ trước.

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ các hormon (thường là T3, T4 và thyroxine) khiến nồng độ hormone tuyến giáp đến các tế bào quá thấp. Điều này làm rối loạn chuyển hóa của cơ thể, gây tổn thương các mô, cơ quan.

Suy giáp là bệnh có tính chất gia đình, do đó bạn và người thân trong gia đình cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng xử lý bệnh hiệu quả.

2. Dấu hiệu suy giáp ở người bệnh

Triệu chứng suy giáp có tính chất phức tạp, tương tự dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà cần có sự quan tâm nhiều hơn đến các thay đổi của cơ thể. Hãy đi khám nếu bạn đang có các triệu chứng sau:

2.1 Dấu hiệu suy tuyến giáp – mệt mỏi và đau đầu

Những cơn đau đầu liên quan đến tình trạng suy giáp thường giống như đau đầu do căng thẳng, không đau nhói hoặc giống như chứng đau nửa đầu. Người bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi các cơn đau đầu cả ngày, kéo dài dai dẳng. Tuy nhiên, khi lượng hormon tuyến giáp bình thường trở lại, các cơn đau này sẽ biến mất.

2.2 Tăng cân

Hormone tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc phân hủy chất béo, chuyển hóa calo dự trữ thành năng lượng duy trì hoạt động của cơ thể. Suy tuyến giáp khiến quá trình chuyển hóa bị chậm lại, lượng calo nạp vào luôn trong tình trạng nhiều hơn lượng calo tiêu thụ. Điều này dẫn đến tình trạng tăng cân dù người bệnh không ăn nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên thường không tăng quá 5kg.

Tăng cân là dấu hiệu suy tuyến giáp thường thấy.

Tăng cân là dấu hiệu suy tuyến giáp thường thấy.

2.3 Lo lắng, căng thẳng quá độ

Thiếu hụt hormone tuyến giáp tác động đến hoạt động của hệ thần kinh, khiến quá trình sản xuất serotinin – hoạt chất có liên quan đến tâm trạng bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh suy giáp thường xuyên cảm thấy khó chịu, lo lắng, khó kiểm soát được cơn giận.

2.4 Rối loạn nhịp tim và huyết áp cao

Tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến khả năng đàn hồi mạch máu, giảm sức co bóp của tim, dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh tim và tăng huyết áp.

2.5 Tóc gãy rụng, da khô

Sự thiếu hụt hormone tuyến giáp, đặc biệt là T3 và T4 tác động đến quá trình phát triển của tóc ở gốc. Tóc rụng, da đầu khô, các sợi tóc mới không được bổ sung dẫn đến tóc mỏng trên da đầu. Người bệnh có thể rụng từ 50 – 100 sợi tóc mỗi ngày, về lâu dài có thể gây chứng hói đầu.

2.6 Người bệnh buồn nôn và tiêu chảy

Suy giáp cũng làm giảm sự hoạt động của dạ dày và đường ruột. Cơ thể người bệnh gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn và tạo thân thải ra ngoài. Điều này khiến người bệnh gặp phải triệu chứng buồn nôn và tiêu chảy.

2.7 Chu kỳ kinh nguyệt bất thường là dấu hiệu suy tuyến giáp ở nữ giới

Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ nói chung và chu kỳ kinh nguyệt nói riêng. Lượng hormone tuyến giáp tiết ra không đủ ảnh hưởng có thể gây rối loạn kinh nguyệt ở người bệnh. Thông thường, bạn có thể bị rong kinh hay đa kinh.

3. Ai dễ mắc bệnh suy tuyến giáp?

Trên thực tế, bất kỳ ai không kể độ tuổi, giới tính đều có thể bị bệnh suy giáp. Tuy nhiên, một số đối tượng sau đây được đánh giá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phần còn lại:

– Phụ nữ: có nguy cơ mắc bệnh suy giáp nhiều hơn nam giới khoảng 7 lần, đặc biệt là phụ nữ sau sinh.

– Người lớn tuổi: người trên 65 tuổi có nguy cơ suy giáp cao hơn người trẻ.

– Người có tiền sử gia đình có thành viên mắc bệnh tuyến giáp

– Người từng điều trị bệnh lý vùng đầu cổ bằng xạ trị i-ốt, người dùng thuốc ức chế hoặc đã từng phẫu thuật tuyến giáp.

– Người thiếu i-ốt: i-ốt là vi chất không thể thiếu để sản xuất hormon tuyến giáp. Thiếu i-ốt gây rối loạn chức năng giáp trạng, là một trong những lý do dẫn đến bệnh suy giáp.

– Người bị bệnh lý khác: bệnh nhân mắc các bệnh lý như tiểu đường, viêm gan, bệnh Crohn, lupus, viêm khớp thuộc nhóm nguy cơ mắc suy giáp cao hơn so với phần còn lại.

– Người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại như: chì, thuốc trừ sâu… có thể làm tăng nguy cơ mắc suy giáp.

4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán chính xác một người có mắc suy tuyến giáp hay không, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả khám lâm sàng và các kết quả xét nghiệm cần thiết.

Suy giáp không có các triệu chứng điển hình và dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khoẻ khác. Tuy nhiên, người bệnh suy tuyến giáp thường có các biểu hiện lâm sàng như: mệt mỏi, hay quên, da khô, khó chịu được lạnh, rụng tóc, rối loạn nhịp tim, táo bón…

Sau thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm xét nghiệm để khẳng định chẩn đoán ban đầu. Xét nghiệm phổ biến được sử dụng là xét nghiệm nồng độ TSH và FT4. Người có nồng độ TSH tăng, FT4 giảm được chẩn đoán mắc suy chức năng tuyến giáp.

5. Điều trị bệnh suy tuyến giáp

Dựa vào chẩn đoán và tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp. Điều trị suy tuyến giáp trên thực tế là bổ sung hormone tuyến giáp thông qua các sản phẩm bổ sung. Điều này nhằm mục đích đưa mức T4 và TSH trở lại mức bình thường.

Điều trị nội khoa suy tuyến giáp thường là dài hạn, có khi kéo dài cả đời.

Điều trị nội khoa suy tuyến giáp thường là dài hạn, có khi kéo dài cả đời.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần hết sức lưu ý để tránh trường hợp bổ sung hormone tuyến giáp quá nhiều hoặc bổ sung không đủ lượng hormone cần thiết. Người bệnh nên đến cơ sở y tế để kiểm tra nồng độ TSH sau 8 tuần điều trị. Với phụ nữ đang mang thai, bạn cần xét nghiệm hormone tuyến giáp thường xuyên hơn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về dấu hiệu suy tuyến giáp. Người bệnh khi nhận thấy các dấu hiệu cần đến cơ sở y tế đề được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Suy tuyến giáp nếu được bổ sung và duy trì nồng độ thyroxine phù hợp, tình trạng bệnh nhân có thể tiến triển tốt, đảm bảo được chất lượng cuộc sống.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital