Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư đại tràng là một danh mục khá quan trọng, giúp hỗ trợ chẩn đoán cuối cùng được chính xác nhất. Nếu chỉ thực hiện lẻ xét nghiệm ung thư đại tràng không thôi thì không thể kết luận bạn có mắc ung thư hay không.
Menu xem nhanh:
1. Xét nghiệm máu có phát hiện ra ung thư đại tràng không?
Xét nghiệm máu ung thư đại tràng là một trong những bước tìm ra dấu ấn ung thư. là căn cứ để bác sĩ chỉ định có thực hiện thêm các phương pháp khám chuyên sâu khác không.
Thông thường, trong bước lấy máu xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư đại tràng bao gồm:
– Các xét nghiệm bắt buộc: mục đích là dùng làm căn cứ kiểm tra điều kiện thực hiện các phương pháp tiếp theo như
+ Nội soi đại trực tràng
+ Chụp CT
+ Chụp MRI
Các xét nghiệm thuộc trong nhóm bắt buộc gồm xét nghiệm công thức máy, xét nghiệm viêm gan B, HIV,….
– Các xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư gồm các xét nghiệm chuyên sâu hơn, giúp tìm ra các chất chỉ điểm ung thư. Từ đó biết được có hay không sự xâm nhập của tế bào ung thư ngay từ sớm. Các chỉ số xét nghiệm ung thư đại tràng phổ biến gồm:
+ Xét nghiệm chỉ điểm dấu ấn ung thư CEA
+ Xét nghiệm CA 19-9
+ Xét nghiệm CA 72-4
Xét nghiệm máu có phát hiện được ung thư đại tràng không? Câu trả lời là chưa đủ căn cứ để kết luận. Bởi kết quả của các chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng chỉ có giá trị báo hiệu nguy cơ, nghi ngờ. Trong nhiều trường hợp nhận kết quả dương tính nhưng không phải mắc ung thư đại tràng. Có một số bệnh lý có thể khiến giá trị của các chỉ số xét nghiệm trên gia tăng mà không nhất thiết phải là ung thư đại tràng.
2. Các chỉ số xét nghiệm ung thư đại tràng điển hình
2.1. Chỉ số CEA
Xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư CEA là một xét nghiệm quan trọng góp phần sàng lọc ung thư đại tràng sớm. Kết quả của xét nghiệm CEA sẽ tương ứng với từng mức giá trị nồng độ sau
– Chỉ số CEA từ 0 – 2.5 ng/mL: Bình thường
– Chỉ số CEA từ 2.5 – 5 ng/mL: Tăng ở người thường xuyên hút thuốc lá
– Chỉ số CEA trên 5 ng/mL: Bác sĩ có thể nghi ngờ nguyên nhân là do tế bào ung thư gây nên. Tuy nhiên, để chắc chắn 100% thì không thể. Bởi giá trị nồng độ CEA tăng đột biến có thể ở cả các bệnh lành tính khác như:
+ Viêm phổi
+ Xơ gan, viêm gan
+ Viêm loét đại tràng và dạ dày
+ Khí phế thũng
+ Polyp trực tràng
+ bệnh vú lành tính…
2.2. Chỉ số CA 19-9
CA 19-9 là một protein được sản xuất bởi các tế bào ung thư. CA 19-9 được coi là một xét nghiệm ung thư đại tràng điển hình trong quá trình sàng lọc.
Tuy nhiên, so với CEA thì độ nhạy của xét nghiệm CA 19-9 thấp hơn. Tuỳ theo giai đoạn bệnh mà nồng độ CA 19-9 có thể tăng lên nhưng không rõ ràng. Vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư CEA để góp phần phát hiện ung thư khi biểu hiện không rõ ràng.
Với kết quả nồng độ CA 19-9, ý nghĩa sẽ là:
– Kết quả bình thường khi giá trị nồng độ của CA 19-9 nằm trong 0 – 37 U/mL
– Kết quả nghi ngờ sự xuất hiện của ung thư khi giá trị nồng độ của CA 19-9 tăng cao trên 37 U/mL. Tuy nhiên, không nên quá lo lắng vì nồng độ CA 19-9 cũng tăng cao ở các bệnh lành tính như:
+ Xơ gan
+ Viêm tụy
+ Sỏi mật
+ Viêm ruột
+ Xơ nang
+ Viêm túi mật, viêm đường mật…
2.3. Chỉ số CA 72-4
CA 72-4 là một mucin-glycoprotein có nguy cơ tăng cao ở người mắc ung thư đại tràng.
– Kết quả bình thường khi giá trị nồng độ của CA 72-4 nằm trong khoảng 0 – 6.9 ug/mL
– Giá trị nồng độ của CA 72-4 > 6.9 ug/mL thì có thể nghi ngờ ung thư đại tràng. Tuy nhiên không chắc chắn đúng 100%. Bởi nhiều người mắc các bệnh sau cũng có giá trị nồng độ CA 72-4 tăng cao:
+ Xơ gan
+ Viêm tuỵ
+ Viêm khớp
+ Bệnh phổi, bệnh lý buồng trứng, bệnh phần phụ, bệnh đường tiêu hoá lành tính…
3. Cần kết hợp phương pháp sàng lọc ung thư đại tràng khác
Vì chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm ung thư đại tràng là không đủ chính xác, để sàng lọc chắc chắn nhất cần kết hợp với nhiều phương pháp sàng lọc khác nhau. Bao gồm:
– Tìm máu ẩn trong phân
– Nội soi đại tràng
– Chụp CT hoặc chụp MRI
– Sinh thiết
Chỉ khi kết hợp với các kết quả sàng lọc trên với nhau thì mới tăng độ chuẩn xác cuối cùng. Đặc biệt, nội soi đại tràng là một trong những phương pháp sàng lọc ung thư đại tràng có độ hiệu quả cao. Đây là phương pháp cho phép:
– Quan sát toàn bộ bên trong đại tràng, kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường từ bên trong.
– Đánh giá xem có nhiễm khuẩn HP hay không, có xuất hiện các polyp ác tính hay không.
– Thực hiện sinh thiết ngay trong quá trình nội soi khi bác sĩ có nghi ngờ ung thư đại tràng.
4. Tiến hành xét nghiệm máu cần lưu ý gì?
Trước ngày tiến hành lấy mẫu xét nghiệm thì bạn cần lưu ý vài điều dưới đây để kết quả được chính xác:
– Nhịn ăn ít nhất 8 tiếng
– Làm xét nghiệm máu vào buổi sáng là tốt nhất. Điều này giúp tránh tình trạng tụt huyết áp, choáng váng do nhịn đói quá lâu.
– Không sử dụng các chất kích thích hay đồ uống có cồn trước ngày đi khám.
– Giữ tâm lý thoải mái, không nên để bản thân quá căng thẳng hay lo lắng.
– Thực hiện theo chỉ dẫn của nhân viên y tế trong quá trình khám.
Để có được kết quả tầm soát ung thư đại tràng chuẩn xác nhất, lựa chọn địa chỉ thăm khám đóng vai trò quan trọng. Bạn nên chọn cơ sở y tế uy tín, có sự đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ giỏi thăm khám. Tại Hà Nội, bạn hãy thử tham khảo Hệ thống y tế Thu Cúc TCI – đây là địa chỉ rất được nhiều người lựa chọn để tầm soát ung thư định kỳ hàng năm.
Như vậy, xét nghiệm ung thư đại tràng có vai trò hỗ trợ, định hướng chẩn đoán cuối cùng được chính xác nhất khi kết hợp với các kết quả sàng lọc khác. Nếu chỉ dựa vào mỗi kết quả xét nghiệm sẽ không đủ và chắc chắn kết luận.