Bệnh sán lá gan xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Sán lá gan đã gây ra nhiều ca bệnh trên nhiều tỉnh thành, và liên tục được cảnh báo trên các kênh thông tin đại chúng hàng năm của nước ta. Vậy đâu là con đường truyền bệnh của sán lá gan sẽ được lý giải trong bài viết dưới đây để bạn đọc có thêm kiến thức trong phòng tránh căn bệnh này.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh sán lá gan là gì?
Bệnh sán lá gan là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng gây ra, ảnh hưởng đến ống mật và gan, với tên khoa học là Fasciola.
Bệnh sán lá gan được phân loại thành hai dạng là sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Trong đó sán lá gan nhỏ bao gồm 3 loại là Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini, Opisthorchis felineus. Sán lá gan lớn bao gồm 2 loại là Fasciola hepatica và Fasciola gigantica. Nhìn chung sán lá gan nhỏ hay lớn đều có hình lá, thân dẹt và kích thước khác nhau. Điển hình như tên gọi sán lá gan lớn có kích thước lớn hơn rất nhiều so với sán lá gan nhỏ.
2. Con đường lây truyền của bệnh sán lá gan
2.1 Con đường truyền bệnh của sán lá gan
Con đường truyền bệnh của sán lá gan chủ yếu là do thói quen ăn uống:
– Ăn cá nước ngọt bị nhiễm sán
– Ăn rau mọc dưới nước như rau cần, cải xoong, rau muống…
– Uống nước bị ô nhiễm
– Rửa trái cây, rau củ bằng nước bị ô nhiễm
Môi trường nước là điều kiện lý tưởng để trứng phát triển thành ấu trùng và trở thành sán, gây bệnh trong cơ thể con người.
Ngoài ra, sở thích ăn đồ ăn tươi sống, đồ tái chưa nấu chín hay có nếp sống thiếu vệ sinh, phóng uế bừa bãi, xả thải không đúng quy định ra môi trường tự nhiên… Đây là những nguyên nhân và là con đường khiến sán có điều kiện sinh sôi và xâm nhập vào cơ thể, gây hại đến sức khỏe con người.
2.2 Con đường phát triển trước khi lây truyền bệnh của sán lá gan
Sán lá gan không thể truyền trực tiếp từ người này qua người khác, mà cần thông qua một cơ chế lây nhiễm như sau: Trứng sán lá gan thải qua phân của người và động vật bị nhiễm bệnh. Trứng sán muốn phát triển thành ấu trùng phải có môi trường nước, nếu ở trên cạn trứng sẽ bị hỏng và không phát triển được thành sán.
Khi trứng ở trong nước ngọt sẽ tìm đến ốc (vật chủ trung gian 1) để chui vào, phát triển qua các giai đoạn tiến tới ấu trùng đuôi.
Ấu trùng đuôi sẽ rời ốc bơi tìm vật chủ trung gian thích hợp (vật chủ trung gian thứ 2) để ký sinh. Tại đây nó sẽ rụng đuôi biến thành ấu trùng. Vật chủ trung gian ấu trùng sán có thể là thực vật thủy sinh hay loài giáp xác, các loài cá ốc có chứa ấu trùng sán.
Khi người hoặc động vật ăn vật chủ trung gian thứ 2 thì ấu trùng đi vào ruột di chuyển ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành.
3. Bệnh sán lá gan có biểu hiện như thế nào?
Các biểu hiện hoặc triệu chứng của bệnh sán lá gan có thể khác nhau tùy vào giai đoạn người bệnh gặp phải. Một số người có thể cảm thấy không có những triệu chứng điển hình, một số người khác cảm thấy mệt mỏi ngay từ khi bị nhiễm trùng, trong khi sán non đang di chuyển từ ruột qua khoang bụng và gan. Các triệu chứng giai đoạn cấp tính (giai đoạn mô tả thời gian từ ngày thứ tư đến ngày thứ bảy sau khi tiếp xúc với ký sinh trùng) có thể bắt đầu từ 4 đến đến 7 ngày sau khi tiếp xúc và có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng.
Một số người sẽ cảm thấy khó chịu trong giai đoạn nhiễm trùng mạn tính khi sán trưởng thành xâm nhập vào ống mật. Các triệu chứng liên quan đến giai đoạn này có thể bắt đầu từ vài tháng đến nhiều năm sau khi tiếp xúc do viêm hoặc tắc nghẽn ống mật do sán bài tiết chất thải, trao đổi chất qua gan và mật.
Trong cả hai giai đoạn của nhiễm sán lá gan, các đặc điểm lâm sàng có thể bao gồm: Sốt, đau bụng, đầy bụng khó tiêu, gan to, buồn nôn, tiêu chảy, giảm cân, phát ban, cơ thể khó chịu…
3. Chủ động phòng tránh bệnh sán lá gan
Hiểu được con đường truyền bệnh của sán lá gan, mọi người nên chủ động thực hiện các biện pháp sau đây để phòng bệnh. Bởi sán lá gan là một bệnh truyền nhiễm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Áp xe gan, ung thư đường mật, xơ gan, tắc mật, cơ cứng ống dẫn mật, xơ gan cổ trướng…
– Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với phân, rác thải, rửa tay trước khi chế biến thức ăn…
– Nên ăn chín, uống sôi, không nên ăn thực phẩm chưa qua xử lý vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn thực phẩm còn tươi sống chưa chín như: tiết canh, sashimi, gỏi cá, gỏi tôm, thịt tái, rau sống…
– Chế biến thực phẩm đảm bảo các bước, luôn sơ chế, rửa sạch rau củ quả, thịt, cá trước khi nấu.
– Uống nước sạch, nước lọc, nước đun sôi. Nên kiểm tra nguồn nước uống, nước đun nấu định kỳ.
– Mỗi người nên có thói quen tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần. Ngoài ra, nên thực hiện thăm khám sức khỏe đều đặn, giúp phát hiện sớm những chỉ số bất thường trong cơ thể, tìm ra những nguyên nhân gây triệu chứng bất thường hoặc ngay cả khi chưa có triệu chứng bệnh. Từ đó giúp bạn điều trị bệnh ngay từ khi còn sớm, tránh những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.
– Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng không chỉ đối với sức khỏe của bản thân mà của cả gia đình và cộng đồng đó là: Trong quá trình làm nông, mọi người nên chú không không dùng phân tươi để bón rau củ quả.