Bệnh vôi hóa cột sống ngày càng xuất hiện nhiều ở những người trẻ trong độ tuổi 20 – 30 do thói quen ngồi sai tư thế, lười vận động. Bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Vôi hóa cột sống là bệnh gì?
Cột sống xảy ra tình trạng vôi hóa khi canxi bị lắng đọng và bám vào các khớp xương gây ra tình trạng thoái hóa, khiến việc cử động các khớp xương bị hạn chế. Vôi hóa đốt sống cổ và vôi hóa đốt sống lưng là hai bệnh lý thường gặp nhất.
Trước đây, bệnh này thường chỉ gặp ở những người trên 40 tuổi, nhưng hiện nay giới trẻ lại bị rất nhiều vì thói quen lười vận động, ngồi sai tư thế.
2. Những triệu chứng thường gặp
Vôi hóa thuộc nhóm bệnh thoái hóa cột sống, để càng lâu mà không có biện pháp chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, sẽ ảnh hưởng trực tiếp vận động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Những triệu chứng thường gặp:
– Thường xuyên đau nhức ở các vùng lưng, cổ, hông, vai , đùi,… Hiện tượng vôi hóa xảy ra ở các vị trí khớp như vôi hóa đốt sống thắt lưng, vôi hóa đốt sống cổ.
– Khó vận động ở những vị trí bị vôi hóa như: vôi hóa đốt sống lưng thì sẽ khó khăn khi cúi gập người,…
– Tê bì, nhức chân tay do ảnh hưởng của bệnh đến dây thần kinh và tủy sống
– Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, giảm trí nhớ, ù tai, hay quên, …
– Đau buốt dữ dội tại các vùng vị thoái hóa và lan ra vùng xung quanh
3. Nguyên nhân gây bệnh
Bản chất của vôi hóa chính là sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, ngoài ra một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển ví dụ như viêm khớp, dãn dây chằng, làm việc sai tư thế,…
Đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vôi hóa:
– Thiếu máu: Thiếu máu sẽ làm giảm khả năng cung cấp dưỡng chất và oxy đến các khớp xương, khiến các khớp xương bị xốp và dần bị vôi hóa.
– Cơ thể bị lão hóa: Tuổi cao sẽ dẫn đến các khớp xương bị lỏng lẻo, yếu dần đi, trong khi đó sụn lại không tái tạo nữa. Vì vậy, người cao tuổi và phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh rất dễ bị vôi hóa.
– Sai tư thế khi làm việc: Ngồi quá lâu ở một vị trí, ít vận động cơ thể, làm việc nặng nhọc, …cũng làm tăng nguy cơ bị vôi hóa. Những ngành nghề chiếm tỷ lệ cao mắc bệnh là: lái xe, nhân viên văn phòng, thợ may mặc, công nhân bốc vác, …
– Chấn thương hoặc tai nạn dẫn đến các đốt sống bị thay đổi
– Chế độ dinh dưỡng thừa hoặc thiếu canxi
– Người thừa cân hoặc béo phì: Trọng lượng cơ thể quá tải đè nén lên các khớp xương cũng dẫn đến tình trạng vôi hóa.
4. Biến chứng của vôi hóa cột sống
Theo chuyên gia, bệnh lý này không gây nguy hiểm gì cho tính mạng nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng như:
– Rối loạn tiền đình: Các dây thần kinh thường tập trung nhiều ở các đốt sống nên khi vùng đó bị vôi hóa thì quá trình vận chuyển và lưu thông máu lên não sẽ bị ảnh hưởng. Khi não bị thiếu máu sẽ dẫn đến tình trạng chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, trí nhớ giảm sút, …
– Hẹp tủy sống: Khi xương bị tích tụ canxi sẽ khiến không gian tủy sống bị thu hẹp lại gây ra các cơn đau nhức ở vùng đầu, bả vai, hai bên cánh tay,…
– Dây thần kinh bị chèn ép: Khi dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh sẽ có khả năng bị liệt chi hoặc liệt nửa người
5. Các biện pháp điều trị
Tùy vào tình trạng vôi hóa, sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Bạn hãy thăm khám bác sĩ để có chẩn đoán và liệu trình chữa trị phù hợp nhất.
5.1 Dùng thuốc để điều trị vôi hóa cột sống
Một số loại thuốc sẽ được bác sĩ dùng trong quá trình điều trị:
– Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm: Có tác dụng thuyên giảm cơn đau tạm thời
– Thuốc làm giãn cơ: Có tác dụng làm hạn chế sự co thắt ở các vùng cơ bị đau
– Các loại thuốc thúc đẩy phát triển khớp và sụn
5.2 Dùng phương pháp vật lý trị liệu để điều trị vôi hóa cột sống
Với phương pháp vật lý trị liệu sẽ có tác dụng lưu thông máu, đả thông kinh mạch, tăng khả năng tuần hoàn, giảm đau hiệu quả các vùng ảnh hưởng. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ được ra các bài tập dựa vào tình trạng bệnh của từng người:
– Các bài tập vận động, bài tập yoga
– Bài tập để kéo giãn cơ
– Dùng máy chiếu xung điện
– Sử dụng nhiệt hoặc điện năng
– Sử dụng tia hồng ngoại
5.3 Phẫu thuật
Biện pháp này áp dụng khi tình trạng vôi hóa diễn biến nặng và tất cả các cách chữa khác đều không mang lại hiệu quả. Có hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất là mổ nội soi và mổ hở.
Tuy nhiên, sử dụng phương pháp phẫu thuật thường có rất nhiều rủi ro. Người bệnh hãy đến bác sĩ để nghe tư vấn và cân nhắc trước khi chọn phương pháp này.
6. Lời khuyên của bác sĩ
Tình trạng vôi hóa là quá trình lão hóa tự nhiên nên khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể làm chậm quá trình phát triển và giảm thiểu các triệu chứng bằng việc duy trì một lối sống lành mạnh và khoa học. Đây là những phương pháp phòng ngừa được khuyến cáo bởi bác sĩ:
– Tránh đứng, ngồi lâu một tư thế, mang vác đồ vật nặng quá sức, đổi tư thế đột ngột hoặc làm sai tư thế, …
– Không để tình trạng béo phì xảy ra, nên duy trì cân nặng ổn định
– Thường xuyên tập luyện thể thao, chơi các bộ môn vừa sức
– Bổ sung đủ các chất dinh dưỡng: protein, canxi, glucosamine, vitamin B, vitamin C, vitamin E,…
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời
Trên đây là toàn bộ thông tin về vôi hóa cột sống: phương pháp điều trị và cách phòng ngừa. Đây là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên hoàn toàn có thể hạn chế và chữa trị nếu được phát hiện kịp thời và tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ.