Vỡ ối sớm, mẹ bầu vẫn chuyển dạ con lần 3 thành công

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Bất cứ người mẹ nào cũng sẽ hiểu được tầm quan trọng của túi ối. Túi ối là nơi tạo ra môi trường đặc biệt để bảo vệ, nuôi dưỡng thai nhi. Vậy nếu vỡ ối sớm, bé có chịu tác động, ảnh hưởng nhất định nào về sức khỏe hay không? Quá trình sinh nở có gặp khó khăn? Cùng theo dõi ca sinh của mẹ bầu Phạm Ngọc Dung tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

1. Thai lần 3, ngôi ngược, vỡ ối sớm khiến mẹ bầu không khỏi lo lắng

Mang thai lần 3 thực sự là một thử thách không hề đơn giản với các mẹ bầu. Bởi lẽ, lần mang thai này đem đến rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn, nguy hiểm cho cả mẹ và bé, thậm chí còn gây ảnh hưởng tới quá trình “vượt cạn”.

Để chuẩn bị tốt cho việc mổ lấy thai lần 3, các mẹ bầu cần có quá trình chăm sóc, quản lý thai kỳ một cách cụ thể, chi tiết. Điều này sẽ giúp thai phụ tránh xa khỏi một vài biến chứng như:

– Nứt, vỡ tử cung từ vết sẹo mổ lấy thai.

– Dính ruột.

– Bất thường về nhau thai, các vấn đề như nhau bong non, nhau cài răng lược, nhau tiền đạo,…

– Khả năng nhiễm trùng sau sinh cao, thời gian phục hồi chậm.

Mẹ bầu Phạm Ngọc Dung (1983) cũng là một thai phụ đang mang thai lần 3. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc theo dõi, kiểm tra sức khỏe thai định kỳ, chị Dung đã lựa chọn Thu Cúc TCI làm đơn vị đồng hành trong quá trình quản lý thai, sẵn sàng cho một ca đẻ mổ lần 3 thành công, an toàn.

Tuy nhiên, trong quá trình theo dõi thai kỳ, chị Dung lại tiếp tục gặp vấn đề về ngôi thai. Gần tới ngày sinh, thai nhi không đổi ngôi thuận. Thai ngôi ngược, tuy nhiên không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, chị Dung được chỉ định tiếp tục theo dõi quá trình chuyển động của thai qua siêu âm, đồng thời tiến hành kiểm tra tim thai bằng máy đo Monitor.

Chưa dừng lại ở đó, mẹ bầu Phạm Ngọc Dung còn phải đối diện với tình trạng vỡ ối sớm. Đây cũng là tình trạng đáng lo ngại nhất trong quá trình mang thai, sinh con của chị Dung.

Vỡ ối sớm là tình huống rất nguy hiểm với các mẹ bầu, là tiền đề của việc sinh non

Vỡ ối sớm là tình huống rất nguy hiểm với các mẹ bầu, là tiền đề của việc sinh non

Dịch ối được sản xuất liên tục trong quá trình phát triển của thai nhi, trước tuần thai thứ 16 chủ yếu được cung cấp từ mẹ, sau đó chủ yếu từ dịch phổi và dịch nước tiểu của thai nhi. Nước ối sẽ duy trì ổn định trong túi ối cho đến thời điểm chuyển dạ, khi thai nhi được đưa ra ngoài. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố mà không ít mẹ bầu bị vỡ ối sớm dẫn đến sinh sớm, sinh non.

Chị Phạm Ngọc Dung nhận thấy tình trạng ối vỡ sớm, xảy ra sau thời điểm chuyển dạ, trước khi cổ tử cung mở hết. Vỡ ối xảy ra càng sớm, khi thai càng chưa phát triển toàn diện thì mức độ nguy hiểm càng cao. Trường hợp của chị Dung, ối vỡ sớm ở thời điểm thai 38 tuần, cùng với tình trạng thai ngôi ngược, vậy nên chỉ định mổ lấy thai là cần thiết ở thời điểm này.

2. Quá trình sinh mổ lần 3 của mẹ bầu nghị lực

Sau khi vỡ ối, quá trình chuyển dạ diễn ra, chị Dung được theo dõi và chuyển vào phòng sinh mổ vô khuẩn một chiều của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, tiến hành các bước chuẩn bị để mổ lấy thai. Giống như những ca sinh mổ khác, chị Dung được gắn các điện cực kết nối với máy đo chỉ số nhịp tim, huyết áp, lắp ống thông tiểu, gây tê tủy sống và sát khuẩn vùng bụng, thân dưới.

Ca mổ của chị Dung được phụ trách bởi bác sĩ Nguyễn Văn Hà – Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản. Bác sĩ Hà đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản khoa, từng thực hiện rất nhiều ca sinh khó. Chính vì vậy, khi được bác sĩ Hà trực tiếp thực hiện ca mổ lấy thai, mẹ bầu Phạm Ngọc Dung cảm thấy rất yên tâm.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hà - Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản thực hiện ca sinh cho thai phụ Phạm Ngọc Dung gặp tình trạng vỡ ối sớm, thai ngôi ngược

Bác sĩ Nguyễn Văn Hà – Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản thực hiện ca sinh cho thai phụ Phạm Ngọc Dung gặp tình trạng vỡ ối sớm, thai ngôi ngược

Quá trình mổ lấy thai diễn ra nhanh chóng. Sau khi thực hiện đường rạch tới thành tử cung, bác sĩ Hà đã thành công đưa được thai nhi ra ngoài. Mẹ bầu đã sinh hạ một bé trai khỏe mạnh. Em bé được bác sĩ Hà kẹp, cắt dây rốn và chuyển tới bác sĩ Nhi khoa thực hiện kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe, cân đo.

Sau quá trình kiểm tra hình thái, sắc tố da, các phản xạ tự nhiên, bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe em bé của mẹ Ngọc Dung rất ổn. Cân nặng của bé đạt 3,7kg. Sau khi kiểm tra sức khỏe và chắc chắn không có bất thường nào, em bé được đưa về giường sinh, thực hiện áp da cùng mẹ để cải thiện hệ tiêu hóa, nâng cao khả năng miễn dịch, đề kháng, các giác quan và ổn định thân nhiệt.

Bé trai chào đời khỏe mạnh, đạt cân nặng ổn định

Bé trai chào đời khỏe mạnh, đạt cân nặng ổn định

Trong lúc này, điều dưỡng cũng đã chuẩn bị xong vòng định danh để đeo cho mẹ và bé. Bác sĩ Hà cũng đang hoàn tất quá trình loại bỏ bánh nhau, vệ sinh tử cung và khâu thẩm mỹ vết mổ đẻ cho mẹ Dung. Toàn bộ quá trình, mẹ Dung đều được hỗ trợ rất chu đáo, hoàn toàn tỉnh táo để có được những trải nghiệm quý giá nhất trong quá trình đón con yêu chào đời.

Sau khi kề da cùng mẹ, em bé được theo dõi một chút trong lồng sưởi trước khi thực hiện áp da cùng bố. Tại phòng áp da dành cho bố, ông xã của chị Dung đã được chuẩn bị, hướng dẫn để sẵn sàng thực hiện da kề da cùng con trai nhỏ mới chào đời.

3. Hành trình đi sinh khép lại với sự hài lòng và niềm hạnh phúc

Sau quá trình sinh nở, cuối cùng chị Ngọc Dung cũng có thể “thở phào” nhẹ nhõm. Mẹ con chị Dung được theo dõi trước khi chuyển tới phòng lưu viện. Sau khi về phòng lưu viện, sản phụ được nhận những quyền lợi, tiện ích đặc biệt có trong gói Thai sản mà chị đang sử dụng.

Cụ thể, phòng lưu viện được bố trí với đầy đủ thiết bị, nội thất cần thiết như điều hòa, tivi, giường, tủ để đồ, phòng tắm, phòng vệ sinh,… Ngoài ra, dịch vụ chăm sóc các mẹ sau sinh tại đây cũng thường xuyên nhận được những phản hồi rất tích cực từ chị em. Mỗi sản phụ sẽ được điều dưỡng tại khu vực lưu viện chăm sóc hàng ngày, từ vệ sinh vết mổ cho tới massage bầu ngực giúp sữa về. Điều dưỡng còn hỗ trợ mẹ chăm bé, cho bé ăn, ru ngủ và tắm bé mỗi ngày. Mỗi khi cần được giúp đỡ, các mẹ chỉ cần ấn “chiếc chuông thần thánh”, lập tức điều dưỡng sẽ có mặt.

Sản phụ còn được cung cấp đầy đủ đồ dùng cần thiết trong quá trình lưu viện. Vậy nên, các mẹ không cần mang theo bất cứ đồ đạc, tư trang cá nhân nào. Người nhà vào chăm sóc các mẹ cũng được hỗ trợ chỗ nghỉ tại phòng và bữa ăn sáng mỗi ngày.

Về khẩu phần dinh dưỡng, sản phụ sẽ được phục vụ 3 bữa cơm/ngày, có tính toán lượng calories cẩn thận. Điều này giúp đảm bảo dinh dưỡng cho các mẹ sau sinh, giúp chị em sớm phục hồi thể trạng tốt hơn.

Sản phụ đã có trải nghiệm đi sinh đáng nhớ tại Thu Cúc TCI

Sản phụ đã có trải nghiệm đi sinh đáng nhớ tại Thu Cúc TCI

Đã là lần thứ 3 sinh nở, nhưng ở lần này, chị Ngọc Dung cảm thấy vô cùng may mắn và hài lòng vì đã lựa chọn được một địa chỉ chăm sóc sức khỏe thai kỳ chu đáo, dịch vụ tốt, khiến chị rất yên tâm cả quá trình trước, trong và sau sinh. Vậy nên, qua câu chuyện đi sinh của mình, chị Dung cũng mong muốn giúp cho những mẹ bầu đang băn khoăn, lo lắng về sức khỏe thai kỳ có thêm một gợi ý hữu ích, để việc đi đẻ trở nên nhẹ nhàng hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital