Viêm túi mật không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà còn kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng túi mật, thủng túi mật, hoại tử túi mật… Bên cạnh việc can thiệp kịp thời thì biết viêm túi mật nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ giúp người bệnh xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học. Từ đó hạn chế bớt sự khó chịu do viêm túi mật gây ra cũng như hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị.
Menu xem nhanh:
1. Viêm túi mật nên ăn gì và không nên ăn gì?
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Đồng thời giúp người bệnh khôi phục sức khỏe tốt hơn trước, trong và sau quá trình điều trị viêm túi mật.
1.1. Viêm túi mật nên ăn gì?
Nên ăn gì khi bị viêm túi mật cần căn cứ vào tình trạng bệnh.
Người bệnh mắc viêm túi mật cấp tính:
Nếu người bệnh bị viêm túi mật cấp tính, trước mổ hay sau mổ đều cần chú ý bổ sung dinh dưỡng như sau:
– Quá trình chờ cấp cứu bệnh nhân không nên ăn uống. Trong thời gian chờ mổ bệnh nhân được truyền dịch, có thể bổ sung sữa ít đường nếu quá đói.
– Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt túi mật chỉ nên ăn nhẹ với các loại cháo, súp loãng. Có thể xay nhỏ các loại rau củ quả giàu chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế táo bón. Bổ sung các loại thực phẩm như sữa đã tách bơ, tách chất béo.
– Sau khi điều trị hồi phục, bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng theo 4 nhóm dưỡng chất. Tăng cường uống nước, bổ sung rau quả nhiều chất xơ.
Người bệnh mắc viêm túi mật mạn tính:
Đối với người mắc viêm túi mật mạn tính, bệnh nhân nên lưu ý bổ sung thực phẩm như sau:
– Nên ăn các loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt hoặc thịt nạc không có mỡ
– Nên lựa chọn ăn cá thay vì ăn thịt
– Chọn thức ăn tươi, xanh và sạch
– Bổ sung rau quả giàu chất xơ, đạm thực vật. Các loại thức ăn hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời bổ sung vitamin và khoáng chất tự nhiên qua thực phẩm.
– Cần uống đủ nước hằng ngày để hạn chế tình trạng dịch mật cô đặc, tăng cường thải độc cho gan.
1.2. Viêm túi mật kiêng ăn gì?
Bệnh viêm túi mật kể cả trước, trong và sau quá trình điều trị cần lưu ý hạn chế một số loại thực phẩm sau:
– Hạn chế ăn các loại thịt đỏ:
Các loại thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt lợn, các loại thịt xông khói…đều cần hạn chế. Những thức ăn này sẽ khiến túi mật bị kích thích, tăng áp lực lên túi mật và khiến cho quá trình hồi phục khó khăn hơn.
– Không ăn nhiều đồ chiên béo, thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh:
Cơn đau viêm túi mật sẽ nghiêm trọng hơn nếu người bệnh tiêu thụ những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo. Do đó, các loại sữa nhiều đường, pho mát, kem, sô cô la…, đồ chiên rán là những thực phẩm người mắc viêm túi mật đều cần hạn chế.
Đối với các loại trứng cũng không nên ăn lòng đỏ quá nhiều.
– Ngừng sử dụng các loại nước có ga và chất kích thích:
Các triệu chứng của viêm túi mật mạn tính có thể trở nên bùng nổ thành cơn đau cấp tính nếu người bệnh liên tục bổ sung đồ uống có ga, cà phê, rượu bia, ăn nhiều đồ cay nóng… Do đó, để giảm áp lực cho túi mật thì cần tránh xa những chất kích thích nêu trên.
Bệnh nhân cũng không nên ăn quá no vì như vậy sẽ làm tăng gánh nặng cho túi mật, khiến cơ quan này hoạt động quá tải. Tuy nhiên, lưu ý không bỏ bất cứ bữa ăn nào. Cần ăn uống đúng giờ và cân bằng đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng. Bệnh nhân cũng nên duy trì tập thể dục để quá trình trao đổi chất thuận lợi, khi đó tình trạng viêm túi mật cũng được cải thiện đáng kể.
2. Lưu ý thêm cho người bị viêm túi mật
Tuy rằng chế độ ăn uống là quan trọng, nhưng bệnh nhân cũng không chủ quan rằng viêm túi mật có thể điều trị tại nhà. Thực tế, tất cả các bệnh nhân mắc viêm túi mật cấp tính đều cần đến bệnh viện để điều trị và thường có chỉ định mổ ngay sau đó. Khi viêm túi mật qua giai đoạn nguy hiểm và chuyển sang giai đoạn mạn tính, bệnh nhân có thể không cần mổ ngay. Tuy nhiên việc dùng thuốc sẽ chỉ ngăn cản sự phát triển của bệnh chứ không thể điều trị dứt điểm. Khi đó, bệnh nhân có thể mổ muộn sau khoảng thời gian điều trị nội khoa tích cực.
Bệnh nhân đã mổ cắt bỏ túi mật cần có thời gian nghỉ ngơi hồi phục sau phẫu thuật. Chế độ ăn uống lúc này cần đảm bảo chỉ sử dụng thực phẩm mềm, không dầu mỡ, dễ tiêu hóa. Bệnh nhân không nên hoạt động mạnh trong vài tháng sau cắt bỏ túi mật. Các hoạt động như đi bộ, đi làm, học tập.. có thể diễn ra bình thường sau khi vết thương lành lại.
Cắt bỏ túi mật không làm ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân sau này. Tuy nhiên bệnh nhân có thể gặp các tình trạng khó tiêu, tiêu chảy nhẹ… Bệnh nhân cần thực hiện nghiêm túc chế độ ăn đã nêu ở mục 1 dù đã phẫu thuật hay chưa để giảm bớt các triệu chứng do viêm túi mật gây ra.
3. Kết luận
Bài viết này hi vọng sẽ gửi đến bạn những lời khuyên hữu ích cho câu hỏi viêm túi mật nên ăn gì và không nên ăn gì. Chế độ ăn uống kết hợp với việc tuân thủ điều trị và tư vấn của bác sĩ sẽ là chìa khóa để điều trị bệnh viêm túi mật hiệu quả.