Viêm tiết niệu uống nước gì, ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh, tránh bệnh nặng thêm là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp bệnh có chuyển biến tốt bởi đường tiết niệu có nhiệm vụ đào thải chất cặn bã. Vì thế, điều chỉnh một chế độ dinh dưỡng cân bằng là việc cần thiết để điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Menu xem nhanh:
1. Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?
1.1 Thực phẩm giàu probiotic
Probiotic là một men vi sinh rất có lợi cho đường tiêu hóa và hệ miễn dịch. Men này không có sẵn trong cơ thể mà thường bổ sung từ các loại thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày. Probiotic giúp tăng cường các vi khuẩn có lợi và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các Probiotic giúp làm giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu, đặc biệt là niệu đạo. Nó giống như một hàng rào giúp bảo vệ cơ quan sinh học qua bàng quang giúp ngăn ngừa và phòng tránh rất nhiều bệnh nam khoa, phụ khoa khác.
Probiotic có nhiều trong các loại thực phẩm lên men (sữa chua, sữa chua uống men sống,..) hoặc các chế phẩm đóng gói sinh học khác.
1.2 Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C có tên khoa học là acid ascorbic rất tốt cho cơ thể. Đây được xem là lá chắn bảo vệ cơ thể trước các yếu tố xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác từ bên ngoài. Vitamin C có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn E.Coli – tác nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nó cũng giúp làm giảm tính acid của nước tiểu, làm lành những vùng bị viêm nhiễm, tổn thương và ngăn ngừa bệnh tái nhiễm.
Theo khuyến cáo, người bệnh bị viêm đường tiết niệu mỏi cần bổ sung khoảng 5000mg vitamin C. Vitamin C được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau củ quả như ổi, cam, chanh, kiwi, bông cải xanh, cà chua,..
1.3 Trái cây và các loại rau xanh
Trong trái cây và các loại rau củ chứa nhiều chất xơ và vitamin (A, C, E, K) giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Trong trái cây cũng có nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể giúp làm chậm quá trình hình thành và kết tinh oxalate để phòng tránh tình trạng hình thành sỏi khi bị viêm tiết niệu.
Các loại trái cây nên bổ sung nhiều nhất là cam, quýt, nho, ổi, táo, cà chua …và rau xanh như cần tây, bắp cải, bông cải xanh,..
1.4 Thực phẩm chứa đường D-mannose
Đường mannose có tính chất ngọt từ nhiên có ở các loại trái cây, quả quả và rau xanh (xoài, nha đam, việt quất..). Theo chứng minh, D-mannose giúp làm giảm tái phát viêm đường tiết niệu.
1.5 Gừng, tỏi
Trong gừng và tỏi có chứa nhiều Allicin và các hợp chất kháng khuẩn, kháng viêm khác. Các thành phần này tác động vào các vi khuẩn gây bệnh, ức chế sự phát triển và tiêu diệt chúng ở đường tiết niệu đồng thời giúp sát trùng những vùng niêm mạc bị tổn thương một cách hiệu quả.
2. Viêm đường tiết niệu nên uống nước gì?
Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm, trái cây và rau củ, người bệnh cũng nên quan tâm viêm tiết niệu uống nước gì để hỗ trợ điều trị bệnh.
2.1 Nước lọc
Bổ sung đủ nước mỗi ngày (1.5 – 2 lít) là rất quan trọng để có thể hòa tan và đào thải các chất đốc, cặn bã ra bên ngoài. Uống quá ít nước khiến cơ thể bị mất nước, nước tiểu cô đặc, vàng sậm và tăng lắng cặn các chất độc hại tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước cũng sẽ tạo áp lực lớn lên thận và bàng quan khiến chúng hoạt động quá mức mà suy giảm chức năng.
2.2. Nước ép nam việt quất
Thành phần proanthocyanidin trong quả việt quất giúp ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn E.coli. Đồng thời, chất này cũng ngăn chặn và chống lại các loại nấm và vi khuẩn khác bám vào thành tiết niệu.
Nước ép việt quất còn có rất nhiều các chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, người bệnh bị viêm tiết niệu bổ bung loại đồ uống này là rất cần thiết.
2.3 Trà xanh và trà thảo mộc
Trong trà xanh và trà thảo mộc có chứa nhiều chất polyphenol có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm rất hiệu quả. Đặc biệt EGCG có trong trà xanh đã được chứng minh là có thể kháng lại vi khuẩn E.coli. Do đó, bổ sung 1 tách trà mỗi ngày là một biện pháp rất tốt để bảo vệ sức khỏe.
2.4 Nước râu ngô
Nước râu ngô giúp thanh nhiệt , làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm đường tiết niệu. Bạn có thể kết hợp râu ngô và mã đề bằng cách: đun sôi kỹ 50g râu ngô và 30g mã đề, thêm đường trắng cho dễ uống. Ngày uống 3 lần lúc đói và duy trì trong vòng 3 ngày.
3. Viêm đường tiết niệu kiêng ăn gì để tránh bệnh nặng hơn?
Một số loại thực phẩm bạn nên tránh sử dụng khi bị viêm đường tiết niệu như:
3.1 Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ có thể kích thích bàng quang khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Ngoài ra, các thực phẩm này còn chứa lượng lớn cholesterol không tốt cho cơ thể.
3.2 Đồ uống có chất kích thích
Các loại đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia, đồ uống có ga … sẽ gây kích thích bàng quang, khiến tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu trở nên nghiêm trọng hơn. Theo nghiên cứu, tỉ lệ mắc viêm đường tiết niệu ở người uống 2 ly cà phê mỗi ngày cao hơn bình thường (chiếm 64%).
3.3 Thức ăn nhiều đường, muối
Người bị viêm đường tiết niệu nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường và muối. Thay vào đó nên ăn nhạt và thực phẩm có vị ngọt tự nhiên, chúng sẽ giảm gánh nặng cho thận và các cơ quan khác trong cơ thể.
Trên đây là danh sách những loại thực phẩm, đồ uống giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm tiết niệu uống nước gì, ăn gì để bệnh nhanh hồi phục. Tuy nhiên các loại thức uống, thực phẩm nêu trên chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị, giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Người bệnh vẫn phải thăm khám và điều trị ngay với bác sĩ chuyên khoa khi phát hiện có các dấu hiệu nghi ngờ viêm đường tiết niệu.