Viêm tai giữa trẻ sơ sinh là một bệnh phổ biến đường hô hấp nhưng lại rất khó phát hiện. Chứng bệnh này không chỉ khiến cho bé đau, khả năng nghe giảm mà còn có thể để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm. Vậy đây là bệnh như thế nào, bắt nguồn từ những nguyên nhân gì và cách phát hiện ra sao, điều trị như thế nào sẽ được nói chi tiết ở bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Thông tin về bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
Viêm tai giữa là hiện tượng tai bị vi khuẩn, virus tấn công gây nhiễm trùng, xuất hiện nhiều dịch ở tai, thường xảy ra ở trẻ nhỏ đặc biệt trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi hoặc những bé sinh non, hệ miễn dịch không được tốt như bé sinh đủ tháng.
Bệnh viêm tai giữa bao gồm các mức độ:
– Viêm tai giữa cấp tính.
– Viêm tai giữa thể tràn dịch.
– Viêm tai giữa tái phát.
– Viêm tai giữa mạn tính.
1.1 Nguyên nhân gây viêm tai giữa trẻ sơ sinh
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là một bệng rất dễ mắc phải nhưng khá khó chữa. Do vậy, bố mẹ cần quan tâm đến các nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng ngừa hiệu quả cho con:
– Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh dễ bị viêm tai giữa là do cấu trúc, chức năng của vòi nhĩ chưa trưởng thành và hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện. Cụ thể như sau, ống thính giác của trẻ sơ sinh có kích thước ngắn, do vậy chất thải khó thoát ra ngoài và rất dễ bị tắc lại. Việc này đồng nghĩa với việc vi khuẩn và nấm sẽ tồn tại trong tai, làm tổn thương các tế bào và niêm mạc vùng tai giữa gây ra tình trạng viêm nhiễm.
– Do bé bị viêm mũi, viêm họng lâu ngày không khỏi hoặc tái phát nhiều lần tạo môi trường trú ngụ cho vi khuẩn gây bệnh.
– Khi bú mẹ, trẻ sơ sinh thường thường bú trong tư thế nằm. Khi đó, màng nhĩ của tai trẻ sơ sinh có cấu trúc rộng và nằm ngang nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào khu vực tai và gây bệnh.
– Do yếu tố vệ sinh: cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ thường có thói quen không vệ sinh kỹ càng cho tai trẻ hàng ngày dẫn đến tai không sạch sẽ, vi khuẩn gây bệnh dễ tấn công vào tai và làm tổn thương màng nhĩ.
1.2 Cách phát hiện viêm tai giữa trẻ sơ sinh
Bệnh viêm tai giữa là bệnh được đánh giá khá phát hiện ở trẻ sơ sinh, do vậy ba mẹ cần chú ý quan sát kỹ cơ thể của trẻ và những dấu hiệu bất thường xảy ra:
– Sốt cao: nhiệt độ khi trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa là 39-40 độ C. Đây là dấu hiệu hay nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm hoặc bệnh viêm nhiễm nào khác.
– Đau nhức ở tai: đây là dấu hiệu điển hình nhất khi trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa. Do trẻ sơ sinh còn quá nhỏ nên chưa đủ khả năng báo hiệu khi bị đau tai. Do vậy, bố mẹ cần để ý đến những dấu hiệu kèm theo, điển hình là quấy khóc, bỏ bú, khó chịu ở tai, lấy tay dụi vào tai…
– Chảy mủ tai: thường xảy ra khi trẻ bị viêm tai giữa ở cấp mạn tính. Một lưu ý quan trọng dành cho phụ huynh ở giai đoạn này là trẻ quấy khóc sẽ giảm hẳn, nhưng thấy mủ chảy ra từ trong tai chảy ra. Lúc này, bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám gấp để có cách phương án điều trị kịp thời.
– Rối loạn tiêu hoá: trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa có thể gặp các vấn đề như đi ngoài, phân lỏng… Tuỳ vào từng cơ địa của trẻ mới có xuất hiện dấu hiệu này.
Để chắc chắn rằng bé có bị viêm tai giữa hay không thì bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt khi phát hiện bất cứ dấu hiệu nào ở trên.
2. Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa
Khi trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa sẽ tăng nguy cơ xơ nhĩ, thủng màng nhĩ bởi lượng dịch lỏng trong tai có khả năng làm suy yếu mô và cản trở quá trình lưu thông máu.
Bên cạnh đó, thính giác của trẻ có thể bị ảnh hưởng trong thời gian ngắn, dẫn đến tiếp nhận thông tin của trẻ cũng kém, từ đó tác động đến sự phát triển não bộ. Những biến chứng nặng hơn của bệnh gây ra còn có thể là viêm tai xương chũm, liệt mặt, biến chứng nội sọ,…
3. Cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa
Thông thường, viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh mức nhẹ nhất có thể tự khỏi từ 2-3 ngày. Nếu sau thời gian này, bệnh vẫn không có tiến triển tốt hơn, mẹ nên cho con đi khám ở bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ dựa vào mức độ bệnh cũng như tình trạng sức khoẻ của con để đưa ra phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất.
– Với trường hợp viêm nhiễm nhẹ, mới bị thường được chỉ định điều trị nội khoa, nghĩa là dùng thuốc để làm giảm tình trạng viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Thuốc có tác dụng điều trị viêm tai giữa do vi khuẩn, virus gây ra, giảm đau, làm khô dịch mủ trong tai. Tuy nhiên, mẹ nên cần biết thuốc kháng sinh sẽ có một vài tác dụng phụ nên lưu ý trước khi dùng.
– Với trường hợp mạn tính, điều trị nội khoa không có hiệu quả mà phải áp dụng can thiệp ngoại khoa nếu cần. Một số trường hợp bị viêm tai giữa kèm với viêm đường hô hấp sẽ phải thực hiện chích rạch màng nhĩ hoặc phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm tuỳ theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có thể chữa khỏi và không để lại biến chứng nếu được điều trị đúng cách. Do đó, khi phát hiện dấu hiệu trẻ có nguy cơ bị viêm tai giữa, mẹ đặc biệt chú ý theo dõi và đưa đi khám càng sớm càng tốt. Phương pháp ngăn ngừa hiệu quả nhất viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là thực hiện vệ sinh tai thường xuyên, đảm bảo sử dụng dụng cụ mềm với thao tác nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương tai của bé.