Viêm tai giữa trẻ em và những điều mẹ cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm tai giữa trẻ em là một trong những bệnh lý về tai thường gặp ở trẻ. Bệnh do nguyên nhân nào gây nên, triệu chứng là gì, có nguy hiểm không…? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chia sẻ qua bài viết sau.

1. Tổng quan về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

1.1. Thực trạng về bệnh viêm tai giữa trẻ em

Viêm tai giữa là bệnh lý về tai có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ em. Bệnh có mức phổ biến đứng hạng thứ 2, chỉ ngay sau bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Dưới đây là những con số “biết nói” về mức độ phổ biến của bệnh viêm tai giữa ở trẻ:

– Trung bình cứ có 3 trẻ thì sẽ có đến 2 trẻ từng mắc viêm tai giữa ít nhất một đợt, chủ yếu là khi trẻ 1 tuổi;

– Mỗi năm, có đến 20 triệu lượt khám bệnh viêm tai giữa;

– Hơn 30% trẻ sẽ mắc phải trung bình 6 đợt viêm tai giữa trước 7 tuổi;

– Trẻ từ 6 – 18 tháng tuổi là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất;

Viêm tai giữa là bệnh lý về tai có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ em.

Viêm tai giữa là bệnh lý về tai có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ em.

1.2. Điểm danh những nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa trẻ em

Viêm tai giữa là tình trạng vùng tai giữa bị nhiễm trùng. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

– Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây bệnh, trong đó, phải kể đến là vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, tiếp theo là Haemophilus influenzae và cuối cùng là Moraxella catarrhalis;

– Hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu ớt, không đủ khả năng để chống chọi lại sự tấn công của vi khuẩn;

– Yếu tố di truyền cũng là một trong những tác nhân gây bệnh;

– Cấu tạo bất thường về vòm miệng và hệ cơ liên quan cũng có nguy cơ mắc bệnh;

– Niêm mạc vòi nhĩ bị rối loạn chức năng sinh lý sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập, gây viêm nhiễm;

– Trẻ bú ngoài có nguy cơ mắc bệnh cao hơn trẻ bú sữa mẹ;

– Các bệnh viêm đường hô hấp cũng có thể khiến trẻ bị viêm tai giữa;

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm tai giữa trẻ em.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm tai giữa trẻ em.

2.  Các triệu chứng nhận biết bệnh viêm tai giữa trẻ em

2.1. Các triệu chứng chung

Hầu hết trẻ bị viêm tai giữa thường xuất hiện những dấu hiệu điển hình như sau:

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao lên đến hơn 39 độ C;

– Thường xuyên thấy ngứa tai, dùng tay dụi, gãi hoặc kéo vành tai;

– Trẻ quấy khóc, trằn trọc, khó ngủ;

– Chán ăn, bỏ ăn hoặc ăn không ngon miệng;

– Hay buồn nôn, nôn khan hoặc tiêu chảy;

– Tai chảy dịch hoặc mủ hôi;

– Suy giảm thính lực, phản ứng với âm thanh kém;

– Đau tai, đau đầu;

2.2. Các triệu chứng theo giai đoạn

Viêm tai giữa ở trẻ được chia thành nhiều thể, bao gồm: cấp tính, thanh dịch và mạn tính. Mỗi thể sẽ có những triệu chứng nhận biết khác nhau:

– Viêm tai giữa cấp tính: Ở thể này, bệnh sẽ khởi phát đột ngột, nhanh chóng, rầm rộ, với các biểu hiện đặc trưng như đau tai, tai chảy mủ, sốt, cáu gắt, khó chịu, chán ăn, tiêu chảy…

– Viêm tai giữa thanh dịch: Viêm tai giữa cấp tính không được điều trị dứt điểm sẽ trở thành viêm tai giữa thanh dịch. Sau khi trải qua giai đoạn cấp tính, bệnh sẽ diễn tiến âm thầm hơn và không còn những biểu hiện rõ rệt.

– Viêm tai giữa mạn tính: Sau 6 tuần kể từ ngày trẻ bắt đầu mắc bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển thành mạn tính. Biểu hiện của thể này chính là hiện tượng tai chảy mủ dai dẳng, ù tai và suy giảm thính lực.

Hầu hết trẻ bị viêm tai giữa thường xuất hiện những dấu hiệu như đau tai, ngứa tai, khó chịu, quấy khóc...

Hầu hết trẻ bị viêm tai giữa thường xuất hiện những dấu hiệu như đau tai, ngứa tai, khó chịu, quấy khóc…

3. Các biến chứng của bệnh viêm tai giữa trẻ em

Không chỉ gây cảm giác đau nhức, ngứa ngáy, khó chịu, bệnh viêm tai giữa còn khiến trẻ có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị dứt điểm:

– Thính lực suy giảm, khả năng dẫn truyền và tiếp nhận âm thanh đều kém đi;

– Thủng màng nhĩ;

– Viêm xương chũm và viêm mê đạo;

– Bệnh Cholesteatoma: Là tình trạng vùng da ở tai giữa hình thành các khối (không phải u), có khả năng phá hủy xương tai và làm mất thính lực vĩnh viễn;

– Liệt mặt;

– Xẹp màng nhĩ, xơ cứng màng nhĩ;

– Biến chứng nội sọ: Viêm màng não, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên, áp xe ngoài màng cứng…

Đa số trẻ em bị viêm tai giữa đều có thể tự khỏi bệnh sau 3 – 4 ngày dù có dùng thuốc kháng sinh hay không. Tuy nhiên, khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện khác thường, cha mẹ tuyệt đối không được tự mua thuốc và điều trị cho trẻ. Bởi lẽ, trong một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc nhỏ tai, có chứa một số thành phần gây ngộ độc ốc tai. Khi đó, trẻ có thể gặp phải các di chứng vô cùng nặng nề như điếc không hồi phục.

Do đó, cha mẹ nên mau chóng đưa con đến cơ sở y tế uy tín. Việc này giúp trẻ để được thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa mới có thể tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện khác thường, cha mẹ nên mau chóng đưa con đến cơ sở y tế uy tín.

Khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện khác thường, cha mẹ nên mau chóng đưa con đến cơ sở y tế uy tín.

4. Ðiều trị và phòng ngừa viêm tai giữa

4.1. Điều trị bệnh viêm tai giữa trẻ em

Các bác sĩ và chuyên gia tai – mũi – họng cho biết, bệnh viêm tai giữa cấp thường được chia làm 3 giai đoạn: Sưng huyết, ứ mủ và vỡ mủ. Do đó, tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà phác đồ điều trị cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:

– Ở giai đoạn sung huyết, bệnh chỉ cần dùng kháng sinh toàn thân để điều trị nội khoa. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc chống viêm, chống phù nề, giảm đau, hạ sốt và kết hợp điều trị tai mũi họng. Bởi lẽ, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn.

– Sang giai đoạn ứ mủ: Bên cạnh việc dùng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm… bác sĩ sẽ cân nhắc phương án can thiệp rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ.

– Đến giai đoạn vỡ mủ: Lúc này, màng nhĩ có nguy cơ bị phá vỡ do dịch mủ ứ đọng trong tai, gây thủng màng nhĩ. Vì thế, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp làm thuốc tai.

4.2. Các cách phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ

– Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và khả năng chống lại bệnh tật. Do đó, hãy cho trẻ bú sữa mẹ tối thiểu trong 6 tháng đầu và không nên cai sữa quá sớm;

– Không nên để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc môi trường bị ô nhiễm;

– Hạn chế tiếp xúc với các trẻ khác, để ngăn ngừa các lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp trên, tiền đề dẫn đến viêm tai giữa;

– Luôn giữ vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là tay và tai, mũi, họng;

– Dùng tăm bông thấm một chút nước muối sinh lý để vệ sinh tai cho trẻ. Tuy nhiên, sau đó phải dùng tăm bông khô thấm sạch lại lần nữa, tránh tích tụ nước gây nhiễm trùng.

– Tuân thủ lịch tiêm phòng cho trẻ vì một số loại vaccine có khả năng giúp ngăn ngừa bệnh viêm tai.

Vệ sinh tai cho trẻ đúng cách để tránh đọng nước, gây viêm nhiễm tai giữa cho trẻ.

Vệ sinh tai cho trẻ đúng cách để tránh đọng nước, gây viêm nhiễm tai giữa cho trẻ.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ đầy đủ những thông tin cơ bản, chi tiết và cần thiết về bệnh viêm tai giữa trẻ em. Hy vọng sau bài viết này cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tốt hơn, phòng ngừa được bệnh viêm tai giữa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital