Viêm niêm mạc đại tràng gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy,… có thể cấp tính hoặc mãn tính. Cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Viêm niêm mạc đại tràng là gì?
Viêm niêm mạc đại tràng là tình trạng hình thành các ổ viêm, áp xe gây xung huyết ở niêm mạc đại tràng, thường bắt đầu ở trực tràng và lan dần lên. Các tế bào trên bề mặt niêm mạc ruột bị chết đi, làm suy yếu hàng rào lợi khuẩn. Các vết loét có thể bị chảy máu, tiết dịch nhầy và mủ.
Ban đầu, viêm đại tràng cấp tính chỉ ở mức độ nhẹ và vừa. Tuy nhiên nếu để tình trạng viêm kéo dài và không can thiệp kịp thời thì dễ dẫn dến viêm đại tràng mạn tính dai dẳng suốt đời. Bệnh đại tràng gây nhiềm bất tiện và khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống.
2. Biểu hiện thường gặp của viêm niêm mạc đại tràng
Tùy vào vị trí cũng như mức độ viêm của đại tràng mà bệnh có thể có biểu hiện khác nhau, thường gặp nhất gồm:
– Đau quặn bụng dưới hoặc dọc khung đại tràng. Thường đau bụng trái và giảm dần sau khi đại tiện.
– Đi ngoài bất thường: Đi ngoài nhiều lần trong ngày, tiêu chảy thành nước hoặc phân nát. Đặc biệt là sau khi sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…
– Phân nhầy, có thể kèm theo máu do xuất huyết tại các vết loét
– Luôn có cảm giác đầy hơi, bụng khó chịu
– Cơ thể suy nhược, mệt mỏi
Một số dấu hiệu khác:
– Viêm đại tràng co thắt có thể gây táo bón, phân nhầy có máu
– Đi ngoài nhiều lần, hấp thu dinh dưỡng kém có thể gây chậm phát triển ở trẻ em
– Tiêu chảy nặng, mất nước và sốt ở những người viêm đại tràng cấp tính, kịch phát.
3. Nguyên nhân dẫn đến viêm niêm mạc đại tràng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm niêm mạc ở đại tràng bao gồm:
– Mắc bệnh viêm ruột: Khoảng 30% các trường hợp mắc bệnh viêm ruột (hay bệnh Crohn) có triệu chứng viêm niêm mạc ở đại tràng
– Viêm đại tràng do phẫu thuật: Có nhiều ca phẫu thuật đại tràng cần mở một lỗ để thải phân ra ngoài thay vì đi qua trực tràng khiến người bệnh bị viêm.
– Nhiễm trùng: Thường lây qua hoạt động quan hệ tình dục, đặc biệt là đường hậu môn. Các loại nhiễm trùng lây qua con đường này bao gồm: Herpes sinh dục, lậu, chlamydia…
– Nhiễm khuẩn: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây viêm niêm mạc ở đại tràng. Người có thói quen ăn lại đồ ăn cũ, ôi thiu hoặc ăn uống không đảm bảo vệ sinh vô tình đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây nhiễm khuẩn đường ruột như: E.coli, lị amip, lị trực khuẩn (shigella), các loại giun hoặc do nhiễm Rotavirus.
– Rối loạn hệ thống miễn dịch: Thông thường, hệ thống miễn dịch tấn công các yếu tố bất thường xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên nếu xảy ra rối loạn ở hệ thống miễn dịch thì sẽ tấn công nhầm các tế bào bảo vệ niêm mạc đại tràng.
– Lạm dụng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân làm suy yếu các lợi khuẩn trong đường ruột, dẫn tới viêm đại tràng.
– Xạ trị: Phóng xạ trong phương pháp xạ trị để chữa ung thư các khu vực lân cận có khả năng phát triển các ổ viêm niêm mạc trực tràng. Đây là tác dụng phụ có thể kéo dài một vài tháng sau xạ trị. Thậm chí một vài năm sau xạ trị tình trạng viêm mới xuất hiện.
– Dị ứng thực phẩm: Thực phẩm chứa nhiều protein như sữa đậu nành, sữa bò dành cho trẻ có thể gây ra viêm trực tràng. Trẻ bú mẹ nhưng mẹ ăn các chế phẩm từ sữa đạm không phù hợp có thể gây ảnh hưởng tới trẻ.
4. Viêm niêm mạc đại tràng có nguy hiểm không?
Người bị viêm niêm mạc ở đại tràng có khả năng phục hồi thấp nếu được chẩn đoán muộn. Điều này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể:
– Giãn đại tràng cấp tính: Khi đại tràng bị tổn thương liên tục, nhóm cơ tại đại tràng mất khả năng co giãn, dẫn tới nguy cơ thủng và loét rất nguy hiểm.
– Rò thủng đại tràng hay đại tràng đục lỗ: Tự ý dùng kháng sinh mà không có sự chỉ dẫn khiến các lợi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt, khiến vết loét viêm sâu bào mòn thành đại tràng, dẫn tới thủng.
– Xuất huyết ồ ạt: Khi lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nặng kết hợp với can thiệp không đúng cách khiến máu tươi chảy ồ at.
– U trong đại tràng: Khi niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, các tế bào niêm mạc sẽ không còn khả năng phục hồi chức năng,
5. Giải pháp cải thiện bệnh viêm niêm mạc đại tràng
5.1 Sử dụng tây y chữa viêm niêm mạc đại tràng
– Thuốc đặt, thuốc viên hoặc thụt rửa. Các loại thuốc giảm viêm, kiểm soát chảy máu theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Kháng sinh chống nhiễm trùng, chống ký sinh trùng, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.
– Các loại thuốc giảm đau, chống co thắt
– Thuốc cầm tiêu chảy.
– Tăng cường lợi khuẩn với các loại men tiêu hóa.
5.2 Điều chỉnh lối sống cải thiện viêm niêm mạc đại tràng
Nên ăn:
– Cá hồi, cá thu chứa hàm lượng omega 3, chất béo lành mạnh cao, giảm viêm và các triệu chứng khác của bệnh đại tràng.
– Thịt nạc: Bổ sung hàm lượng protein bị mất trong quá trình trao đổi chất
– Đồ ăn tanh như cá, tôm, cua, trứng nên ăn ít và ngay sau khi chế biến
– Các loại rau xanh rất tốt cho hệ tiêu hóa như rau muống, cải, ngót…
– Ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
Nên tránh:
– Hạn chế rượu, bia, cà phê, nước có ga… kích ứng đường tiêu hóa gây chướng bụng, đầy hơi…
– Không ăn đồ ăn bị hỏng, ôi thiu
– Các món tươi sống như tiết canh, cá sống, mắm tôm.. gây đau bụng, đi ngoài hoặc gia tăng vi khuẩn khiến bệnh trầm trọng hơn.
– Bơ sữa, sữa bò… vì người viêm niêm mạc ở đại tràng thường không dung nạp với lactose
– Thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn, khó hấp thu.
6. Phòng ngừa viêm niêm mạc đại tràng
Viêm niêm mạc đại tràng chiếm tỷ lệ cao trong số các bệnh tiêu hóa ở Việt Nam. Nguyên nhân bệnh chủ yếu từ những sai lầm trong sinh hoạt và ăn uống. Phòng ngừa bệnh bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, tránh stress, tẩy giun định kỳ. Ngoài ra, khám sức khỏe thường niên cũng có thể tầm soát, phát hiện và điều trị viêm đại tràng sớm.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ uy tín chuyên thăm khám và điều trị các bệnh về tiêu hóa, trong đó có viêm đại tràng. Để được tư vấn và đặt lòng, vui lòng liên hệ hotline hoặc đặt lịch trực tuyến qua website.