Viêm loét thượng vị dạ dày là bệnh lý thường gặp ở hệ tiêu hóa. Bệnh cần sớm được phát hiện và xác định rõ nguyên nhân để có các biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để lại các biến chứng nguy hiểm.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm viêm loét thượng vị dạ dày
Thượng vị là bộ phận nằm dưới xương ức, trên rốn và giữa 2 xương sườn. Viêm loét thượng vị dạ dày là tình trạng người bệnh xuất hiện các cơn đau âm ỉ cả ngày hoặc đôi khi đau quặn trong thời gian ngắn. Cơn đau có thể lan ra cả vùng sau lưng.
Hiện tượng này thường xảy ra ở những người có tiền sử về bệnh dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như: Trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày, viêm thực quản,…
Bệnh thường xảy ra ở nam giới trong độ tuổi 25-45, phụ nữ mang thai, người thường xuyên lạm dụng chất kích thích, thói quen sinh hoạt không điều độ.
2. Các nguyên nhân chính gây đau thượng vị dạ dày
Vùng thượng vị là nơi tập trung nhiều bộ phận quan trọng của cơ thể: Thực quản, dạ dày tá tràng, tuyến tụy, một phần gan,…Sau đây là một số nguyên nhân gây ra viêm loét thượng vị dạ dày.
2.1 Áp lực lên thượng vị
Vùng thượng vị dạ dày bị đau có thể do áp lực tác động tới khu vực này. Nguyên nhân chính có thể do người bệnh ăn quá no khiến cho dạ dày bị mở rộng và chèn ép lên vùng thượng vị. Việc ăn quá no còn gây ra tình trạng chướng bụng, khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản.
2.2 Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng gây tổn thương niêm mạc dạ dày và một phần của ruột non. Đây cũng là nguyên nhân gây ra viêm loét thượng vị dạ dày. Cơn đau có thể kéo dài nhiều giờ hoặc đôi khi chỉ vài phút.
2.3 Viêm loét thượng vị dạ dày do trào ngược acid dạ dày
Trào ngược dạ dày là tình trạng acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản và khoang miệng. Điều này làm bùng phát các cơn đau ở vùng thượng vị. Acid trào ngược liên tục khiến ống thực quản bị tổn thương, gây viêm loét thượng vị. Nhiều trường hợp bệnh nhân còn cảm thấy rát cổ họng, đau tức ngực.
2.4 Thoát vị cơ hoành
Thoát vị cơ hoành xảy ra khi một phần bao tử bị đẩy ra khỏi cơ hoành và đi vào khoang ngực. Nguyên nhân do cơ hoành yếu hoặc liên quan đến tai nạn có tác động trực tiếp tới vùng thượng vị. Hiện tượng này dẫn tới các cơn đau ở vùng thượng vị, gây viêm loét thượng vị dạ dày.
2.5 Viêm dạ dày hoặc viêm thực quản
Viêm thực quản đề cập tới tình trạng viêm niêm mạc ống thực ăn. Trong khi đó viêm dạ dày là gây ra các tổn thương ở niêm mạc. Cả hai bệnh lý này đều có thể liên quan tới nhiễm trùng, trào ngược acid dẫn tới viêm loét thượng vị dạ dày.
3. Triệu chứng viêm loét thượng vị dạ dày
Như đã nêu ở trên vùng thượng vị dạ dày chứa nhiều bộ phận quan trọng. Vì vậy khi bất cứ cơ quan nào tổn thương cũng gây ảnh hưởng tới thượng vị. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà triệu chứng viêm loét thượng vị ở mỗi người sẽ khác nhau. Một số dấu hiệu chung mà nhiều người thường mắc phải như:
– Đau da dày
– Ợ hơi, ợ nóng
– Đau rát vùng ngực, thượng vị
– Nôn, buồn nôn
– Khàn giọng, đau họng
– Đầy bụng, khó tiêu
– Đắng miệng, chán ăn
Mặc dù hiếm gặp nhưng cơn đau vùng thượng vị cũng có thể liên quan tới các vấn đề tim mạch. Người bệnh có thể gặp thêm một số triệu chứng: Đau vùng ngực, khó thở, tim đập nhanh,…
4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh
Viêm loét thượng vị kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy ngay khi thấy có các dấu hiệu của bệnh bạn cần nhanh chóng đi khám ngay. Khi tới bệnh viện bạn sẽ được chỉ định thực hiện một số biện pháp dùng để chẩn đoán.
– Chụp X- quang: Phương pháp này giúp quan sát khoang bụng, kiểm tra các dấu hiệu bất thường
– Nội soi: Hình ảnh nội soi sẽ giúp bác sĩ đánh giá một cách chính xác nhất tình trạng thực quản. Đồng thời bác sĩ sẽ kết hợp lấy mô để làm xét nghiệm nếu cần thiết
– Xét nghiệm máu: Lấy máu sẽ giúp xác định mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh
– Xét nghiệm nước tiểu: Kết quả xét nghiệm giúp đánh giá tình trạng rối loạn liên quan tới đường tiết niệu có thể dẫn tới cơn đau ở vùng thượng vị
– Kiểm tra hoạt động của tim: Nguyên nhân dẫn tới đau thượng vị dạ dày có thể liên quan tới tim mạch. Bác sĩ cần thực hiện não đồ hoặc xét nghiệm căng thẳng
5. Cách phòng bệnh viêm loét thượng vị
Viêm loét thượng vị dạ dày là bệnh rất dễ mắc phải. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể tự bảo vệ sức khỏe bằng các biện pháp sau.
5.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt
– Ăn uống đầy đủ, đúng giờ
– Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ
– Tránh uống các loại nước có gas, đồ uống có cồn
– Hạn chế ăn các loại gia vị có vị cay nồng, các loại trái cây nhiều vị chua
– Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để giảm áp lực lên dạ dày
– Uống đủ nước mỗi ngày
– Sau khi ăn không nên nằm ngay, cần nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh
– Duy trì chế độ ăn nhạt
– Bỏ thói quen thức khuya, làm việc quá sức, hút thuốc lá
– Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày
– Tập luyện thể dục mỗi ngày giúp tăng cường cơ thắt của dạ dày, đường ruột
– Giảm áp lực căng thẳng, áp lực lên hệ thần kinh
5.2 Thận trọng khi sử dụng thuốc để hạn chế viêm loét thượng vị dạ dày
Nhiều loại thuốc sẽ gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa nếu sử dụng trong thời gian dài. Để giảm thiểu nguy cơ này các bạn cần lưu ý
– Không nên tự ý mua thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng viêm, giảm đau
– Sử dụng thuốc đúng liều theo đơn kê của bác sĩ
– Nên uống thuốc với nhiều nước để giảm tình trạng kích thích niêm mạc dạ dày
– Khi sử dụng thuốc nếu bạn gặp triệu chứng bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh
Mọi người đừng nên chủ quan khi biết mình bị viêm loét thượng vị dạ dày. Bạn nên chủ động gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị sớm để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.