Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì để hạn chế sưng viêm 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Viêm khớp dạng thấp là hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn tấn công vào màng hoạt dịch khớp, gây sưng, viêm, đỏ, đau, gây khó khăn trong vận động, đi lại.  Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì để hạn chế diễn biến nặng hơn, tất cả có trong bài viết dưới đây. 

Bị viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?

Viêm khớp dạng thấp nếu không điều trị đúng cách có thể gây biến chứng nguy hiểm

1. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (tên tiếng anh là Rheumatoid Arthritis, viết tắt là RA) là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính. Bệnh này do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn, tấn công vào màng hoạt dịch khớp, thay vì tấn công virus, vi khuẩn, tế bào lạ. Điều này làm khớp sưng nóng đỏ đau, tổn thương sụn khớp, xương. Nếu không điều trị can thiệp kịp thời có thể gây đau nhức, teo cơ cứng khớp, mất khả năng vận động. Tổn thương do viêm khớp dạng thấp thường có tính chất đối xứng, người bệnh thường bị các khớp như đốt ngón tay, cổ tay, ngón chân, mắt cá chân, hông, vai… Tổn thương do viêm khớp dạng thấp ngoài ảnh hưởng đến sụn, xương khớp còn ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác như: tim, phổi, da… 

2. Biến chứng viêm khớp dạng thấp 

Người bệnh có thể có những triệu chứng ban đầu như đau nhức khớp, cứng khớp vào buổi sáng, mệt mỏi, sốt, chán ăn… Nếu có những triệu chứng này, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt. Nếu để lâu không điều trị, người bệnh có thể bị một số vấn đề như: 

2.1 Giai đoạn đầu 

Tổn thương ban đầu chỉ là đau khớp, khó cử động, người bệnh chỉ mới tổn thương ở phần màng hoạt dịch khớp

2.2 Giai đoạn 2 

Khi sang giai đoạn tiếp theo, người bệnh có thể bị tổn thương đến sụn khớp, làm vận động trở nên khó khăn 

2.3 Giai đoạn 3

Khi sụn khớp bị bào mòn nhiều, để lộ các đầu xương cọ sát vào nhau trong quá trình vận động, khiến người bệnh đau đớn, biến dạng khớp. 

2.4 Giai đoạn 4 

Giai đoạn này vùng tổn thương đã lan đến phần xương, khiến người bệnh co cơ, cứng khớp, dính khớp, hạn chế vận động. Nhiều trường hợp còn gây mất hoàn toàn vận động. 

2.5 Tổn thương các hệ cơ quan khác 

2.5.1 Loãng xương

Sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp làm hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, xương suy yếu, tăng nguy cơ giòn, gãy. 

2.5.2 Mô cứng 

Xuất hiện nhiều mô cứng xung quanh các khớp, các cơ quan khác như phổi. 

2.5.3 Rối loạn độ ẩm

Rối loạn độ ẩm ở miệng, niêm mạc mắt, khiến cho mắt khô, miệng khô. 

2.5.4 Nhiễm trùng 

Người bệnh sử dụng thuốc làm ức chế miễn dịch để điều trị bệnh, khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh cơ hội, dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. 

2.5.5 Lượng mỡ cao 

Lượng mỡ trong cơ thể cao, không tỷ lệ thuận với lượng cơ trong cơ thể, trong khi tỉ lệ BMI vẫn trong ngưỡng bình thường. 

2.5.6 Hội chứng ống cổ tay 

Tổn thương viêm chèn ép dây thần kinh ống tay, gây nên hiện tượng hội chứng ống cổ tay

2.5.7 Tắc nghẽn mạch 

Bệnh viêm khớp thường ảnh hưởng nhiều đến tim, tăng nguy cơ xơ cứng, tắc nghẽn động mạch tim. 

2.5.8 Viêm phổi 

Bệnh nhân đau đớn, khó khăn trong vận động khiến bệnh nhân thường nằm nhiều hơn, ít vận động, tăng nguy cơ viêm phổi, sẹo phổi, xẹp phổi… gây khó thở. 

2.5.9 Hạch 

Bệnh viêm khớp dạng thấp kích thích tăng sinh hoạt động nhóm ung thư máu phát triển trong hệ thống bạch huyết, phát triển thành những hạch mọc trên người, tăng nguy cơ hình thành ung thư hạch. 

viêm khớp dạng thấp nên ăn gì để không tăng viêm

Nên ăn các loại rau xanh, hoa quả, giúp làm giảm triệu chứng sưng viêm khớp dạng thấp

6. Khi bị bệnh viêm khớp dạng thấp bạn nên tránh ăn gì?

Một số thực phẩm có thể gây kích thích sưng viêm nhiều hơn hoặc kích thích cho viêm khớp dạng thấp diễn biến nặng hơn. Vì thế, bạn nên chọn lọc thức ăn trong quá trình ăn uống. Bạn không nên chọn: 

6.1 Thịt đỏ, thịt qua nhiều công đoạn chế biến 

Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt dê… Các loại thịt qua chế biến nhiều lần: giăm bông, thịt xông khói, xúc xích, thịt bò bít tết, thịt nướng…Bởi vì những chất này kích thích sản xuất interleukin-6 (IL-6), protein phản ứng C (CRP) và homocysteine, tăng sinh viêm. 

6.2 Chế phẩm sữa không nên có trong thực đơn viêm khớp dạng thấp nên ăn gì

Sữa chứa chất béo bão hòa, đây là tác nhân gây viêm. Những loại chế phẩm sữa như: sữa tươi, phomai, sữa chua… người bệnh viêm khớp dạng thấp không nên ăn. Nếu muốn uống sữa, người bệnh RA nên chọn sữa ít béo, tách béo hoặc nguyên kem để uống. 

6.3 Nhiều muối 

Khi ăn quá nhiều muối, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đang dùng steroid điều trị, rất dễ có triệu chứng trở nên nặng hơn. Người bệnh RA chỉ nên dùng lượng muối trong thức ăn khoảng 5g/ngày. 

6.4 Nhiều đường 

Khi cơ thể dung nạp nhiều đường, cũng sẽ khiến cho triệu chứng viêm khớp dạng thấp trở nên trầm trọng hơn. Những thứ người bị RA không nên dùng: kẹo, bánh ngọt, chè, nước ngọt… 

6.5 Gluten 

Gluten có trong ngũ cốc lúa mạch, lúa mì, triticale… Chế độ ăn không có hoặc ít gluten sẽ giúp người bệnh giảm triệu chứng viêm tốt hơn. Người bệnh không nên ăn: bánh quy, bánh ngọt, pizza, nước ngọt, bánh mì… 

6.6 Rượu bia là thứ cấp kỵ trong thực đơn cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên ăn gì

Khi uống rượu bia, người bệnh sẽ cảm thấy cảm giác đau viêm trở nên trầm trọng hơn. Khi dùng rượu trong đợt điều trị RA, dùng thuốc chống viêm không steroid như: ibuprofen và naproxen có thể gây viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày. Người bệnh đang dùng acetaminophen, methotrexate, leflunomide (Arava)… mà tiếp tục uống rượu có thể gây hại cho gan. 

6.7 Nội tạng 

Photpho chứa nhiều trong nội tạng động vật (tim, bao tử, gan…), khiến cơn đau trở nên rõ rệt hơn, tình trạng viêm ở đầu gối, mắt cá trở nên to hơn. Người bệnh đau nhức xương khớp, đi lại khó khăn. 

6.8 Gia vị cay nóng 

Một số loại gia vị có vị cay nóng như: ớt, tiêu, mù tạt… khi ăn, người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát hơn ở khớp, mô tổn thương. 

Chuyên gia tư vấn viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?

Khi có dấu hiệu đau khớp, sưng viêm nên đi khám càng sớm càng tốt

7. Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn như thế nào để hạn chế viêm 

Sau khi đã điểm tên những thực phẩm không nên ăn, chúng ta sẽ đi đến những thực phẩm nên bổ sung trong khẩu phần ăn người viêm khớp dạng thấp. 

7.1 Thực phẩm giàu omega 3 

Omega 3 có nhiều trong cá thu, cá ngừ, cá trích, cá hồi… Ngoài ra còn có trong hạt chia, óc chó, hạt lanh… Sử dụng những thực phẩm này giúp quá trình lành tổn thương khớp tốt hơn. 

7.2 Rau có chất chống oxy hóa 

Trái cây rau củ chứa flavonoid và carotenoid, chứa chất chống oxy hóa mạnh như: bông cải xanh, bí đao, rau bina, rau ngót, khoai lang, xoài, đu đủ, cà rốt, cam, táo, cà chua, dưa hấu, bắp cải, củ cải, dưa lê, nho, mâm xôi, việt quất… Những loại thực phẩm này rất tốt cho bệnh nhân RA. 

7.3 Dầu oliu 

Dầu oliu chứa acid béo không bão hòa MUFA, hợp chất phenolic chống oxy hóa, giúp giảm quá trình viêm tốt hơn. 

7.4 Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, quả hạch, óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, hạt dẻ cười… Những loại này khá tốt cho bệnh RA, giúp giảm viêm tốt. 

7.5 Các loại củ 

Gừng, nghệ, tỏi… chứa chất chống viêm tự nhiên, giúp giảm triệu chứng của người bệnh. 

Khi có dấu hiệu cảnh báo viêm khớp dạng thấp, hãy đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa. Bạn sẽ được bác sĩ điều trị đúng phác đồ, hạn chế biến chứng biến dạng khớp, cứng khớp. Mong rằng những gợi ý thực đơn cho bệnh viêm khớp dạng thấp ở trên đã giúp mọi người có được bữa ăn phù hợp, an toàn khi bị RA. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital