Viêm kết mạc là bệnh lý về mắt khá phổ biến và thường gặp, vậy viêm kết mạc có nguy hiểm không? Bị bệnh bao lâu thì khỏi? Khám phá đáp án ngay trong bài viết dưới đây cùng Thu Cúc TCI ngay nhé!
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân và triệu chứng điển hình của viêm kết mạc
Viêm kết mạc là một trong những bệnh lý liên quan đến mắt phổ biến mà nhiều người gặp phải, còn gọi là đau mắt đỏ. Những đối tượng có đề kháng kém, miễn dịch suy giảm thường xuyên tiếp xúc môi trường ô nhiễm hoặc có tiền sử dị ứng… có nguy cơ gặp viêm kết mạc cao hơn bình thường.
Nguyên nhân của viêm kết mạc có khá nhiều, mỗi nguyên nhân lại có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Nắm vững những biểu hiện bệnh có thể giúp người bệnh bước đầu xác định nguyên nhân từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
Theo đó, viêm kết mạc có 4 nguyên nhân chính với những biểu hiện khác nhau:
– Viêm kết mạc do virus: Dù nhiều loại virus có thể gây bệnh nhưng thường gặp nhất là các chủng như Enterovirus, Herpes zoster,Herpes simplex… Biểu hiện của viêm kết mạc do virus có thể kể đến như chảy nước mắt nhiều và liên tục; nhiều ghèn mắt; mắt có mủ; cảm giác cộm cứng mắt; mí mắt sưng phồng; có thể có hạch… bệnh bắt đầu từ 1 bên mắt và có thể lan sang 2 mắt.
– Viêm kết mạc do vi khuẩn: 2 chủng khuẩn Chlamydia trachomatis và lậu cầu là 2 loại khuẩn gây viêm kết mạc thường gặp nhất. Biểu hiện của viêm kết mạc do vi khuẩn thường đặc trưng và tiến triển với tốc độ nhanh hơn các nguyên nhân khác. Cụ thể, biểu hiện gồm mắt tiết dịch, mủ (vàng, trắng hoặc xanh), mắt khó mở vì dịch tiết mắt nhiều sau mỗi khi ngủ dậy, nhìn thấy tia máu trong mắt, triệu chứng có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 mắt.
– Viêm kết mạc do dị ứng: Biểu hiện rất dễ thấy bởi không chỉ mắt gặp vấn đề mà sẽ có cả biểu hiện toàn thân, thậm chí có trường hợp dị ứng nặng còn khiến người bệnh khó thở, cảm cúm, cảm lạnh… bên cạnh việc mắt đỏ, sưng. Đặc biệt, triệu chứng viêm kết mạc do dị ứng sẽ xuất hiện ở cả 2 mắt đồng thời chứ không từng mắt như viêm kết mạc do virus hay vi khuẩn.
– Viêm kết mạc do các nguyên nhân khác như vệ sinh mắt chưa kỹ, thường lấy tay sờ vào mắt… biểu hiện thường nhẹ hơn và chảy nhiều nước mắt hơn, nếu các việc trên kéo dài thì sẽ dẫn đến các triệu chứng nặng hơn.
2. Viêm kết mạc có nguy hiểm?
2.1 Viêm kết mạc có nguy hiểm không và biến chứng là gì?
Muốn biết viêm kết mạc có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, không chỉ cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, liệu pháp điều trị mà còn phụ thuộc vào cả khả năng đáp ứng thuốc cũng như cách chăm sóc mắt của người bệnh trong và sau thời gian điều trị.
Mặc dù viêm kết mạc được đánh giá là căn bệnh phổ biến và dễ điều trị, với trường hợp nhẹ bệnh thường sẽ tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc. Những trường hợp nặng hơn bệnh sẽ thuyên giảm trong khoảng 3 – 4 ngày và khỏi trong từ 7 – 10 sử dụng thuốc.
Nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt, phát hiện bệnh muộn, điều trị sai cách… có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
– Loét giác mạc: mắt sưng phù nề, nhạy cảm với ánh sáng, thị lực suy giảm.
– Giảm thị lực vĩnh viễn: mờ mắt, mỏi mắt, đau rát mắt
– Biến chứng thủng nhãn cầu
Bên cạnh đó, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh có thể lây lan với tốc độ nhanh chóng, dễ bùng phát thành dịch trên diện rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Lúc này, viêm kết mạc thực sự nguy hiểm và cần cảnh giác.
2.2 Viêm kết mạc có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?
Như vừa chia sẻ, tùy tình trạng mà bệnh sẽ khỏi từ sau 5 – 10 ngày hoặc lâu hơn. Theo đó, nguyên nhân khác nhau cũng sẽ có thời gian khỏi bệnh khác nhau:
– Nguyên nhân do virus: sau khoảng 7 – 14 ngày viêm kết mạc sẽ tự khỏi nếu điều trị đúng cách, tuân thủ đúng lời khuyên của bác sĩ.
– Nguyên nhân do vi khuẩn: Bệnh giảm tình trạng trong 3 – 4 ngày và khỏi sau khoảng 10 – 14 ngày điều trị
– Nguyên nhân do dị ứng: Khi nào nguồn cơn dị ứng được giải quyết, bệnh sẽ thuyên giảm và tình trạng viêm kết mạc cũng sẽ tự khỏi.
Để đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh cũng như phòng ngừa biến chứng, có những trường hợp bác sĩ sẽ kê kháng sinh – nhưng không phải tất cả, đồng thời hướng dẫn người bệnh chăm sóc và vệ sinh mắt tại nhà hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
Do đó, hãy luôn tuân thủ theo lời khuyên, chỉ định của bác sĩ trong mọi trường hợp để viêm kết mạc sớm “cuốn gói” nhất.
3. Bí quyết điều trị viêm kết mạc đúng cách, tránh biến chứng
Bí quyết điều trị viêm kết mạc sao cho hiệu quả cao, tránh biến chứng thực ra rất đơn giản. Việc mà người bệnh cần làm chính là:
– Đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện bất kỳ vấn đề về mắt như cộm mắt, chảy nước mắt, mắt nhiều ghèn, mủ mắt, sưng mắt, nổi hạch… để được phát hiện sớm nhất mọi nguy cơ bệnh.
– Tuân thủ quy định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc kháng sinh, không tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
– Chủ động giữ đôi mắt sạch sẽ bằng cách vệ sinh mắt đúng cách. Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh vệ sinh mắt bằng nước ấm sạch, nước muối sinh lý… kết hợp nước mắt nhân tạo để bệnh mau khỏi nhất.
– Tạm thời “chia tay” với việc trang điểm mắt trong thời gian bị bệnh về mắt nói chung và viêm kết mạc nói riêng.
– Làm sạch môi trường sống và sinh hoạt thoáng mát, khử khuẩn thường xuyên.
– Tránh xa những tác nhân khiến bản thân dị ứng
– Chủ động hạn chế đến những nơi đông người, nhiều nguy cơ bệnh, môi trường ô nhiễm… để tránh nguy cơ lây lan cũng như phòng ngừa mắc bệnh.
– Sử dụng kính mắt khi đi ra ngoài, đi đường, làm việc ngoài trời để bảo vệ mắt
– Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác, kể cả người trong gia đình.
– Tăng đề kháng và miễn dịch cho cơ thể bằng việc bổ sung dinh dưỡng tốt cho mắt, rèn luyện thể lực, sinh hoạt lành mạnh…
Bí quyết cuối cùng, dù không bị viêm kết mạc nhưng hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa định kỳ ít nhất 2 lần/năm để biết cách chăm sóc đôi mắt sáng khỏe nhất.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về căn bệnh viêm giác mạc, hy vọng đã giúp bạn có được lời giải cho câu hỏi đầu bài. Chúc các bạn luôn chăm sóc và bảo vệ đôi mắt đúng cách, khỏe mạnh.