Viêm họng là bệnh lý phổ biến xuất hiện ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân gây ra và rất dễ tái phát gây khó chịu cho người bệnh. Để lý giải viêm họng tại sao hay tái phát và cách ngăn ngừa bệnh viêm họng tái phát, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin.
Menu xem nhanh:
1. Viêm họng là gì?
Viêm họng là bệnh thường xảy ra quanh năm, ở mọi đối tượng, đặc biệt ở trẻ em. Đây là tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương do các tác nhân xấu như vi khuẩn, virus gây ra. Người bệnh mắc viêm họng thường rơi vào tình trạng đau rát, ngứa, khó thở, ho có đờm, hôi miệng kèm chảy nước mũi, đau tai, sốt cao, nổi hạch cổ… Bệnh viêm họng thường được phân chia thành các loại cơ bản như:
– Viêm họng cấp tính: Là tình trạng viêm họng kéo dài từ 1-2 tuần, thường do virus gây ra. Nếu không được điều trị đúng cách, có thể chuyển thành viêm họng mạn tính.
– Viêm họng mạn tính: Là tình trạng viêm họng kéo dài và tái phát liên tục trong năm hoặc nhiều năm. Viêm họng mạn tính có 4 thể, bao gồm viêm họng sung huyết, viêm họng xuất huyết, viêm họng mạn tính quá phát và viêm họng teo.
– Viêm họng hạt: Là tình trạng viêm họng mạn tính quá phát dẫn đến tăng sinh mô lympho ở thành sau họng, tạo thành các khối u phình to giống như hạt đậu. Các mô lympho này mất chức năng miễn dịch nên rất dễ bị viêm nhiễm.
Viêm họng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh bởi các triệu chứng khó chịu cũng như rất dễ tái phát nếu như không được điều trị dứt điểm.
2. Viêm họng tại sao hay tái phát?
Viêm họng rất khó điều trị và dễ tái phát do các yếu tố sau:
– Nhiễm trùng: Vi khuẩn hoặc virus tấn công cơ thể do gặp điều kiện thuận lợi về môi trường, sức khỏe khiến niêm mạc họng bị tổn thương nhiều lần.
– Hệ miễn dịch yếu: Nếu hệ miễn dịch bị suy giảm, người bệnh rất dễ bị tái phát viêm họng và các bệnh lý liên quan khác.
– Môi trường sống: Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, thường xuyên thay đổi thời tiết đột ngột rất dễ khiến tình trạng viêm họng tiếp diễn.
– Hút thuốc, uống rượu: Thường chứa nhiều chất có hại đối với sức khỏe mũi họng và khiến bệnh viêm họng khó được điều trị dứt điểm.
– Căng thẳng và mệt mỏi: Tình trạng áp lực về tinh thần, thể chất, thiếu ngủ có thể làm giảm khả năng miễn dịch và khiến viêm họng dễ tái phát.
– Lạm dụng thuốc: Các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm điều trị viêm họng nếu dùng không đúng cách hoặc bị lạm dụng cũng có thể khiến cơ thể dễ bị tác nhân có hại tấn công, khó tiêu diệt chúng khi sử dụng ở các lần điều trị tiếp theo.
3. Điều trị viêm họng đúng cách
Bệnh viêm họng nếu chủ quan trong điều trị hoặc không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, khiến công việc, cuộc sống bị đảo lộn. Do đó, người bệnh nên chủ động đi khám khi thấy có dấu hiệu bất thường để được tư vấn, điều trị đúng phác đồ.
Hiện nay, điều trị viêm họng bằng thuốc là phương pháp thường được áp dụng bởi mang lại hiệu quả cao cho người bệnh. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị và cải thiện viêm nhiễm thường là:
– Kháng sinh
– Kháng viêm
– Giảm phù nề
– Giảm xung huyết
– Hạ sốt
– Giảm đau
– Long đờm…
Các loại thuốc điều trị được bác sĩ chỉ định sử dụng dựa trên tình trạng bệnh của từng người. Hầu hết các loại thuốc chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian với liều lượng cụ thể để tránh tác dụng phụ hoặc tình trạng nhờn thuốc. Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ để có thể đạt hiệu quả điều trị tối ưu, phòng ngừa tái phát.
Ngoài việc sử dụng thuốc hoặc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần:
– Duy trì vệ sinh họng và răng miệng hàng ngày để ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn, virus và các tác nhân có hại.
– Uống nước ấm hoặc các loại nước trái cây tươi mát để làm dịu cổ họng.
– Bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua trái cây giàu vitamin C và rau xanh chứa nhiều chất xơ.
– Bảo vệ cổ họng khỏi sự biến đổi thời tiết bằng cách giữ ấm và hạn chế tiếp xúc với thực phẩm lạnh.
– Chọn những món ăn dễ tiêu hóa và nhai nhỏ để giảm tác động lên niêm mạc họng.
– Uống đủ nước để duy trì hoạt động cơ thể tốt hơn và cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
– Tái khám khi có dấu hiệu bất thường như xuất huyết, sưng nề, dịch nhầy hoặc mủ trắng trong họng để được điều trị kịp thời.
– Lưu ý rằng nếu có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị chính xác.
4. Ngừa viêm họng tái phát
Để giảm nguy cơ tái phát viêm họng, mọi người cần lưu ý xây dựng một chế độ sinh hoạt đảm bảo khoa học nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Theo đó:
– Điều trị dứt điểm bệnh viêm họng cũng như các bệnh lý khác liên quan như viêm amidan, viêm tai giữa…
– Duy trì một lối sống lành mạnh và ăn uống cân bằng, vận động đều đặn và ngủ đủ giấc để nâng cao hệ miễn dịch.
– Nên tránh tiếp xúc nhiều với người bị các bệnh đường hô hấp, bệnh nhiễm trùng, có thể lây lan.
– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ thông qua việc sát khuẩn tay, vệ sinh răng miệng, tắm sửa sạch sẽ…
– Hạn chế tiếp xúc với chất kích thích như khói thuốc lá, hóa chất trong môi trường làm việc, khí độc và bụi mịn.
– Giữ cho môi trường xung quanh bạn sạch sẽ và thoáng mát để tránh nhiễm trùng.
– Giữ ấm cơ thể, tránh ăn các thực phẩm quá lạnh, uống nước đá, tránh nói quá nhiều hoặc gào to.
– Uống đủ nước và duy trì độ ẩm trong không khí để giữ niêm mạc họng không bị khô.
– Tránh căng thẳng để duy trì tinh thần thoải mái nhằm giúp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch.
– Tiêm chủng đầy đủ và đúng thời gian để tạo hàng rào miễn dịch luôn khỏe mạnh, phòng ngừa mắc bệnh.
Viêm họng tại sao hay tái phát có thể do rất nhiều nguyên nhân từ môi trường hoặc sức khỏe cá nhân. Người bệnh cần điều trị viêm họng kịp thời, sinh hoạt đúng cách để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tái phát.