Viêm họng hạt là một bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và rất dễ tái phát. Việc nhận biết sớm các triệu chứng viêm họng hạt giúp người bệnh được điều trị kịp thời, phù hợp và ngăn ngừa biến chứng.
Menu xem nhanh:
1. Viêm họng hạt là gì?
Họng là một phần của hệ hô hấp và tiêu hóa nằm ở phía trên cổ, ngay sau miệng. Nó gồm cơ hầu, tổ chức amidan, dây thanh quản. Họng đảm nhiệm vai trò phát âm, điều chỉnh luồng không khí khi thở và là nơi thức ăn và nước đi vào dạ dày. Ở trong hầu họng có chứa nhiều tế bào lympho – một loại tế bào bạch cầu có chức năng chống nhiễm trùng.
Viêm họng hạt là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc họng, khiến các mô lympho sưng lên, tạo ra các hạt màu đỏ hoặc hồng ở niêm mạc họng. Kích thước của những hạt viêm nhiễm này có thể bằng đầu đinh ghim hoặc to như hạt đậu. Bệnh có thể hình thành ở bất kỳ ai do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Viêm họng hạt gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là khi không được phát hiện và điều trị sớm.
2. Triệu chứng viêm họng hạt
Biểu hiện của viêm họng hạt thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp trên khác như viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi họng… Tuy nhiên, mọi người có thể nhận biết bản thân mắc viêm họng thông qua một số triệu chứng viêm họng hạt như sau:
– Đau rát họng
– Ho
– Có đờm ở họng
– Khó thở
– Nuốt vướng
– Sốt cao
– Mệt mỏi
– Chán ăn
– Niêm mạc sưng tấy, đỏ..
Khi thấy bản thân có các triệu chứng viêm họng hạt kể trên, mọi người nên chủ động đi khám để xác định đúng bệnh lý và điều trị kịp thời để bảo toàn sức khỏe mũi họng tối ưu.
2. Nguyên nhân gây viêm họng
Bệnh viêm họng hạt có thể hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, như:
– Nhiễm trùng vi khuẩn: Nguyên nhân chính gây viêm họng hạt, đặc biệt là loại vi khuẩn có tên Streptococcus pyogenes, chúng tú ngụ ở niêm mạc họng và tấn công, gây ra tổn thương, viêm nhiễm khi gặp điều kiện thuận lợi.
– Nhiễm trùng virus: Virus cũng là một trong những tác nhân chính có thể gây viêm họng hạt. Các virus thường gặp là cúm, virus herpes simplex, tấn công và làm niêm mạc họng bị tổn thương, kích ứng…
– Nấm hoặc ký sinh trùng: Đây cũng là một trong những yếu tố có thể dẫn tới viêm nhiễm ở họng của nhiều người hiện nay.
– Dị ứng: Một số dị nguyên như phấn hoa, hóa chất, thực phẩm… có thể gây ra tình trạng dị ứng, khiến họng trở nên nhạy cảm, dễ tổn thương và kích ứng hơn, từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Mặc dù bệnh xảy ra ở bất kỳ ai nhưng những đối tượng sau thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
– Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí có thể tăng nguy cơ kích ứng niêm mạc họng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại phát triển và gây viêm nhiễm.
– Bơi lội quá lâu: Bơi lội trong thời gian dài có thể khiến chất clo trong nước hồ bơi làm kích ứng niêm mạc mũi họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập và tấn công.
– Lạm dụng thuốc xịt họng: Sử dụng quá nhiều thuốc xịt có thể làm suy yếu sức khỏe họng, làm giảm khả năng miễn dịch và dễ gây viêm họng hơn.
– Hút thuốc lá: Hút thuốc lá tạo ra khói chứa các chất có hại, làm suy yếu chức năng của họng.
3. Điều trị viêm họng hạt
Viêm họng gây ra nhiều tác động xấu tới sức khoẻ của người bệnh nền cần được phát hiện và điều trị sớm. Hiện nay, điều trị viêm họng hạt thường được áp dụng phương pháp điều trị nội khoa theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị và cải thiện tình trạng viêm họng là:
– Kháng sinh: Điều trị viêm họng hạt do vi khuẩn gây ra, tuy nhiên kháng sinh chỉ được sử dụng trong thời gian cụ thể, tránh trường hợp nhờn thuốc, kháng kháng sinh.
– Thuốc chống dị ứng: Áp dụng cho trường hợp người bệnh bị họng hạt do dị ứng với các dị nguyên.
– Kháng viêm corticosteroid: Làm giảm viêm nhiễm, phù nề tại niêm mạc họng.
– Thuốc giảm đau: Kiểm soát các cơn đau, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn trong khi điều trị.
– Thuốc tan đờm: Áp dụng đối với trường hợp bệnh nhân xuất tiết ở họng, gây khó thở, cản trở ăn uống.
Trong quá trình chữa viêm họng, nếu thấy bệnh không có tiến triển hoặc xuất hiện những triệu chứng bất thường thì người bệnh nên chủ động thông báo cho bác sĩ để được xử trí, thay đổi phác đồ điều trị phù hợp kịp thời.
5. Phòng ngừa bệnh đúng cách
Mặc dù là bệnh lý thường gặp nhưng viêm họng hạt ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, khiến sinh hoạt, công việc của người bệnh bị xáo trộn và có thể tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới nhiều bệnh lý đường hô hấp khác. Do đó, để bảo vệ sức khỏe khoa học, việc phòng ngừa bệnh hiệu quả được đánh giá cao.
– Vệ sinh mũi họng khoa học hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc các loại nước vệ sinh mà bác sĩ khuyến cáo sử dụng.
– Hạn chế tiếp xúc với người mắc các bệnh mũi họng, bệnh lây truyền và không nên thường xuyên tới những nơi đông người vì khó kiểm soát dịch bệnh.
– Giữ ấm cơ thể và mũi họng đúng cách khi thời tiết chuyển lạnh, hạn chế uống nước đá hoặc các thực phẩm quá lạnh.
– Sử dụng khẩu trang khi tới những nơi công cộng, nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi, công trường, nhà máy…
– Vệ sinh tay chân và thân thể, giữ gìn không gian sống và đồ dùng cá nhân luôn sạch sẽ, thoáng đãng.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất, đủ nước và tăng cường ăn nhiều trái cây, rau củ để bổ sung vitamin…
– Tiêm phòng vắc xin và kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát và phát hiện sớm bệnh lý.
Viêm họng hạt là nỗi lo ngại của không ít người bởi các triệu chứng khó chịu, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng đáng kể. Vì thế, mọi người cần chủ động nhận biết sớm triệu chứng viêm họng hạt để đi khám và điều trị kịp thời.