Viêm họng trở nên nặng hay nhẹ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu bổ sung nhóm thực phẩm tốt, đúng cách thì sẽ cải thiện tình trạng bệnh và ngược lại. Do đó, người bị viêm họng ăn gì để mau hồi phục sẽ được giải đáp ngay dưới bài viết này. Bạn xem ngay nhé!
Menu xem nhanh:
1. Viêm họng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Viêm họng là vấn đề sức khỏe xảy ra khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa. Bên cạnh đó, viêm họng cũng do virus, các tác nhân gây dị ứng hay do mắc trào ngược dạ dày gây nên. Biểu hiện điển hình bao gồm: đau rát họng, ho khan, sốt và có thể kèm theo ngạt mũi, chảy nước mũi,… Nếu để lâu không can thiệp, bệnh trở nên nặng hơn với cơn ho dai dẳng, khàn giọng, ngứa rát và khó chịu ở họng. Đối với viêm họng cấp tính, tình trạng này diễn ra từ 7-10 ngày rồi tự khỏi. Còn đối với viêm họng mạn tính thì thời gian bệnh diễn ra lâu với mức độ nguy hiểm nhiều hơn.
Vì viêm họng là một căn bệnh phổ biến về đường hô hấp hiện nay, có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên nếu để tình trạng bệnh kéo dài và không có biện pháp điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe:
– Gây biến chứng tại họng: Vòm họng xuất hiện các khối mủ gây ra khó khăn trong giao tiếp. Ở mức độ nặng gây viêm tấy quanh amidam và nhiều biến chứng khác tại họng.
– Viêm tai giữa: vi khuẩn tại vòm họng có thể lan truyền xuống lỗ nhĩ và gây nên viêm tai giữa.
– Gây biến chứng cho phổi: Viêm họng kéo dài là cơ hội tốt để vi khuẩn xâm nhập vào phổi, từ đó dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi và khó thở.
2. Top thực phẩm nên ăn khi bị viêm họng
2.1. Nhóm thực phẩm giàu Omega-3
Omega-3 là dưỡng chất có trong thực phẩm đời sống hàng ngày – một acid béo không no thiết yếu cho cơ thể. Nó có tác dụng làm giảm viêm và phòng ngừa phản ứng sưng tấy của đường hô hấp.
Một số thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá thu, cá nục, quả óc chó, hạt chia,…Người bệnh cũng có thể bổ sung thêm cả dầu cá để giảm bớt triệu chứng. Tuy nhiên, nên để ý đến liều lượng bởi nếu bổ sung quá nhiều hoặc quá ít cũng đều không tốt. Đặc biệt, xuất hiện tình trạng khó thở nặng nề thì cần tới gặp bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
2.2. Viêm họng ăn gì? – Nhóm thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C được đánh giá là có khả năng giúp miễn dịch và tăng sức đề kháng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh. Vì vậy, vi khuẩn, virus sẽ không có cơ hội xâm nhập và gây viêm nhiễm tại mũi và họng.
Vitamin C có trong rau xanh và các loại trái cây (dâu tây, việt quất, mâm xôi,..) là thực phẩm người bệnh cần bổ sung vào danh sách “viêm họng ăn gì để mau hồi phục?”. Ngoài ra có thể tăng cường vitamin C bằng các viên uống bổ sung, kẹo ngậm để giảm nhẹ triệu chứng và nhanh khỏi bệnh.
2.3 Súp gà và trứng gà
Viêm họng gây ra chứng khó chịu, khô rát ở cổ họng và cảm thấy đau mỗi khi nuốt thức ăn. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung những món ăn dạng mềm, dễ nuốt để tránh gây tổn thương ở vùng họng. Súp gà, cháo, canh khoai tây/bí đỏ sẽ là những lựa chọn hoàn hảo, đặc biệt là súp gà. Các thành phần trong súp gà có tác dụng chống viêm nhẹ, chứa nhiều chất dinh dưỡng từ cà rốt, hành tây, củ cải, và tỏi. Hơn nữa, ăn 1 bát súp ấm nóng giúp làm giảm sưng và hạn chế thời gian virus tiếp xúc với màng nhầy niêm mạc họng.
Ngoài ra trứng gà luộc cũng là một sự lựa chọn tốt cho sức khỏe khác. Không chỉ dễ ăn, trứng còn giúp tăng khả năng miễn dịch nhờ giàu protein.
2.4 Viêm họng ăn gì? – Mật ong
Với tác dụng giảm ho, giảm viêm và tiêu đờm, mật ong là cái tên được nhắc đến nhiều nhất dành cho ai đang thắc mắc viêm họng ăn gì. Được đánh giá là thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bệnh chỉ cần pha 1-2 thìa mật ong với nước ấm và uống 2 lần/ngày sẽ cải thiện triệu chứng rõ rệt. Cảm giác đau rát ở cổ họng trở nên dịu đi nhanh chóng sau 2-3 ngày sử dụng đều đặn.
Bên cạnh việc đẩy lùi các triệu chứng viêm họng, mật ong cũng có khả năng tăng cao sức đề kháng của cơ thể. Từ đó, giúp cơ thể chống lại những virus xấu, ngăn ngừa viêm họng tìm đến lần nữa.
3. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nhiều người hay thắc mắc “xây dựng lại chế độ ăn uống rồi mà bệnh vẫn vậy, không thấy hiệu quả”. Điều này do nhiều yếu tố, trong đó gồm những thực phẩm nên/không nên ăn; mức độ duy trì như thế nào,… Nếu thấy tình trạng viêm họng không đỡ đi, người bệnh cần đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng/nguyên nhân và nhận phác đồ điều trị phù hợp.
Ngoài ra, nếu bắt gặp các triệu chứng như sốt, khó nuốt, phát ban, đau khớp, viêm tuyến thì người bệnh cũng cần đi kiểm tra từ sớm. Qua xác định viêm họng do nhiễm virus hay do yếu tố môi trường, bác sĩ sẽ trực tiếp tư vấn, giải đáp và kê đơn thuốc phù hợp. Cách này không những điều trị hiệu quả mà còn đảm bảo tính an toàn so với việc tự ý mua thuốc uống tại nhà.
Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để người bệnh bày tỏ, chia sẻ những thắc mắc, những vấn đề chưa hiểu trong cách chăm sóc cơ thể khi bị viêm họng. Từ đó biết được thói quen nào tốt hoặc không tốt ảnh hưởng đến diễn tiến tình trạng viêm họng. Đặc biệt, xây dựng cho bản thân một lối sống khoa học, danh sách dinh dưỡng dành riêng cho người viêm họng ăn gì tốt và giảm thiểu thói quen xấu hàng ngày.
Trên đây là những loại thực phẩm cần thiết đối với người bị viêm họng. Hy vọng với thông tin hữu ích được cung cấp trên đây giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình: “người bị viêm họng ăn gì để mau hồi phục”.