Viêm gan C có lây không: Con đường lây nhiễm và cách phòng bệnh

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Viêm gan C có lây không, lây như thế nào là thắc mắc của khá đông người dân. So với viêm gan B thì cụm từ viêm gan C ít gặp hơn rất nhiều lần. Tuy nhiên, sức mạnh tấn công của loại virus này nguy hiểm nhất trong tất cả các loại virus gây viêm gan.

1. Tổng quan về viêm gan virus

1.1. Viêm gan virus là gì

Viêm gan là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong gan, làm các tế bào gan bị tổn thương. Hiện nay, nguyên nhân chính gây bệnh là các virus viêm gan. Tình trạng này còn được gọi là viêm gan virus.

Theo nghiên cứu, có đến 6 loại virus gây viêm gan là A, B, C, D, E, G. Về bản chất các loại này khác nhau ở kháng nguyên bề mặt của virus. Hầu hết chúng đều có bộ gen ARN, riêng HBV có bộ gen ADN.

1.2. Dấu hiệu của viêm gan virus

Đa phần bệnh ít hoặc không có biểu hiện rõ ràng. Tình trạng viêm gan diễn biến âm thầm và phá hủy các tế bào gan. Trường hợp có biểu hiện, thường là giai đoạn muộn, hoặc biểu hiện dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác:

– Mệt mỏi, khó ở.

– Chán ăn.

– Nôn, buồn nôn.

– Vàng mắt, vàng da.

– Đau tức bụng.

Chính vì triệu chứng không điển hình nên người bệnh rất dễ bỏ qua và chủ quan.

Cấu tạo của virus viêm gan C

Cấu tạo của virus viêm gan C

1.3. Viêm gan virus C

Virus viêm gan C (HCV) là một loại virus có vỏ, bộ gen bên trong là ARN. Nó được phát hiện ra vào năm 1989 và thuộc phân loại Flavivirus. Virus viêm gan C rất đa dạng về gen, chúng có thể biến đổi và tránh được đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ. Đó cũng chính là lý do tại sao virus này là nguyên nhân gây viêm gan mạn tính cao nhất (60-70%).

Về cơ chế: Sau khi bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh, cơ thể không tạo được đáp ứng miễn dịch hoàn toàn nên có khả năng tái phát cao. Đa phần các bệnh nhân viêm gan C cấp đều chuyển sang mạn tính.

Viêm gan virus C là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có thể tiến triển thành xơ gan nhanh. Một số trường hợp nặng, bệnh nhân đồng nhiễm HBV và HCV làm gia tăng tỉ lệ xơ, thậm chí ung thư gan.

2. Viêm gan C có lây không: Các con đường lây nhiễm

Viêm gan C là bênh truyền nhiễm, có lây lan. Mỗi loại virus viêm gan có một con đường lây nhiễm khác nhau. Điều này quyết định cách phòng bệnh của từng loại.

Bệnh không lây truyền qua đường tiêu hóa, hô hấp, nói chuyện,…như viêm gan A, E. Ba con đường lây nhiễm viêm gan C có thể kể đến là: Đường máu, tình dục và từ mẹ sang con.

2.1. Viêm gan C có lây truyền qua đường máu

Trong 3 con đường, viêm gan C lây truyền qua đường máu chiếm tỉ lệ cao nhất. Người nhận máu, các chế phẩm từ máu của người nhiễm viêm gan siêu vi C có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan C.

Các trường hợp có thể xảy ra lây nhiễm như:

– Dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HCV

– Dùng chung các vật sắc nhọn có thể gây chảy máu: dao cạo râu, dao cạo lông mày, cắt móng tay, bàn chải đánh răng,…với người nhiễm HCV.

– Dùng chung dụng cụ xăm hình, bấm lỗ tai với người nhiễm HCV.

Viêm gan C có lây không: Máu là con đường lây nhiễm chủ đạo

Viêm gan C có lây không: Máu là con đường lây nhiễm chủ đạo

2.2. Viêm gan C có lây không: Đường tình dục

Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo hộ với người viêm gan C hoàn toàn có thể mắc bệnh.

– Trường hợp người nhiễm HCV là đàn ông: trong tinh dịch nếu có chứa máu, hoặc niệu đạo có vết xước khi quan hệ tình dục virus viêm gan C có thể xâm nhập dễ dàng sang cơ thể phụ nữ.

– Trường hợp người nhiễm HCV là phụ nữ: Âm hộ có vết xước, hoặc quan hệ tình dục gây trầy xước đều có thể truyền bệnh sang bạn tình.

Do đó, để an toàn cho bản thân cũng như người khác, mỗi chúng ta cần tự ý thức quan hệ tình dục an toàn. Tránh có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục thô bạo dẫn đến chảy máu hoặc gây xước. Sử dụng bao cao su là biện pháp có hiệu quả cao trong phòng bệnh.

2.3. Viêm gan C có lây không: Đường từ mẹ sang con

Người mẹ bị nhiễm virus viêm gan C có thể truyền sang con trong thai kỳ. Tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con tăng dần theo tuổi thai. Thai nhi nhiễm HCV bị ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển trong bụng mẹ.

Con đường truyền từ mẹ sang con của virus viêm gan C là vào thời điểm trước khi mẹ sinh em bé. Nhau thai bong tróc, virus sẽ truyền từ mẹ sang con. Trường hợp trong thai kỳ mẹ không nhiễm virus HCV, em bé sinh ra bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ mắc viêm gan C trong thời gian cho con bú cần hết sức thận trọng. Không nên cho bé ti trực tiếp vì nếu núm trầy xước, nguy cơ lây bệnh rất cao.

Thận trọng khi nhiễm virus viêm gan C thời kỳ cho con bú

Thận trọng khi nhiễm virus viêm gan C thời kỳ cho con bú

3. Virus viêm gan C có nguy hiểm không

Viêm gan C là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trong tất cả các loại viêm gan virus. Người nhiễm bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh diễn biến lặng lẽ, khó phát hiện. Khi biểu hiện đa phần ở giai đoạn nặng đã có biến chứng. Vì vậy, mỗi chúng ta cần có ý thức cao trong việc phòng bệnh và theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Hậu quả cuối cùng và rất phổ biến khi nhiễm viêm gan C là xơ gan và ung thư gan. Bộ gen của virus viêm gan C tích hợp và biến đổi linh hoạt trong cơ thể, chống lại hệ miễn dịch.

Bên cạnh việc gây bệnh chính là ung thư gan, nó còn để lại hàng loạt các hệ lụy với những cơ quan khác của cơ thể. Cơ chế như sau: Khi cơ thể đấu tranh với virus sinh ra kháng thể. Các kháng thể này gây ra các phản ứng tổn thương cơ quan khác như: thận, khớp, da, thậm chí tăng nguy cơ đái tháo đường,…

4. Phòng ngừa nhiễm siêu vi C

Ở thời điểm hiện tại, chưa nghiên cứu được vắc xin phòng ngừa viêm gan siêu vi C. Chính vì vậy, việc kiểm soát con đường lây nhiễm và thực hiện các biện pháp phòng ngừa chủ động có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Chiến lược phòng bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào đường lây nhiễm của HCV. Trong đó, lây nhiễm qua đường máu là con đường chủ đạo, cần tuyệt đối để máu của người nhiễm HCV tiếp xúc vs người bình thường. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được hộ trợ sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital