Viêm gan C bệnh lý thuộc nhóm nguy hiểm về gan nhưng đa phần nhiều người còn chủ quan vì chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, không biểu hiện rõ ràng các triệu chứng nên gây khó khăn trong việc xác định bệnh sớm.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu khái quát về bệnh viêm gan C
1.1. Bệnh viêm gan C là gì?
Viêm gan C là tình trạng nhiễm trùng gan do virus HCV gây ra. Bệnh khiến các tế bào gan bị viêm và đồng thời gây rối loạn chức năng gan. Theo thời gian, tình trạng viêm trong mô gan sẽ hình thành các tổn thương vĩnh viễn, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan.
1.2. Thời gian ủ bệnh viêm gan C
Sau khi virus viêm gan C xâm nhập vào cơ thể, chúng đã có thời kỳ ủ bệnh khá dài, khoảng 2 tuần đến 6 tháng, tùy vào thể trạng của mỗi người bệnh.
Sau giai đoạn lây nhiễm ban đầu, khoảng 80% người bệnh thường không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, thậm chí cả khi làm các xét nghiệm anti-HCV vẫn cho kết quả âm tính với virus. Để giải thích điều này bác sĩ trả lời là do cơ thể chưa đủ thời gian để tạo ra các kháng thể chống lại virus HCV.
1.3. Con đường lây nhiễm viêm gan C
Virus viêm gan C có khả năng lây truyền theo các con đường phổ biến sau:
– Đường máu.
– Sử dụng chung bơm kim tiêm với người bệnh đã mang virus viêm gan C.
– Dùng chung các vật dụng cá nhân với người mang virus viêm gan C có nguy cơ cao như dao cạo râu, bấm móng tay, bàn chải đánh răng,…
– Đường truyền từ mẹ sang con.
– Lây truyền khi quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh viêm gan C
2. Dấu hiệu nhận biết triệu chứng viêm gan C
Viêm gan C cấp tính và mãn tính đều xuất hiện các dấu hiệu sau:
– Dễ chảy máu và bầm tím
– Cơ thể mệt mỏi
– Chán ăn
– Vàng mắt, vàng da
– Nước tiểu sẫm màu
– Ngứa da
– Chướng bụng
– Chân phù
– Sụt cân không rõ nguyên do
– Lú lẫn, hay buồn ngủ và trí nhớ giảm
– Nổi mạch máu trên da
3. Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm gan C
Viêm gan C thường có xu hướng phát triển âm thầm nên khi được phát hiện hầu hết các trường hợp đã ở các giai đoạn về sau. Virus khi xâm nhập vào cơ thể sẽ trải qua các giai đoạn như ủ bệnh, viêm gan C cấp tính, viêm gan C mạn tính, xơ gan và cuối cùng dẫn tới ung thư gan.
3.1. Giai đoạn ủ bệnh
Sau khi virus HCV xâm nhập vào cơ thể, chúng có giai đoạn ủ bệnh khá dài, thường từ 2 tuần – 6 tháng (tùy vào thể trạng cụ thể của từng người bệnh).
Sau quá trình lây nhiễm ban đầu, khoảng 80% người bệnh không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, ngay cả khi làm các xét nghiệm anti-HCV sẽ vẫn cho ra kết quả âm tính với virus bởi lúc này cơ thể chưa có đủ thời gian tạo ra các kháng thể để chống lại virus.
3.2. Viêm gan C cấp tính
Đây là giai đoạn virus phát triển ở những tuần đầu hoặc vài tháng sau khi virus đã xâm nhập vào máu của người. Cấp tính là tình trạng bệnh đột ngột và trong thời gian ngắn, thường xảy ra trong hai tuần đầu tiên đến sáu tháng.
Có khoảng 25% trường hợp virus sẽ tự bị đào thải khỏi cơ thể mà không cần thực hiện điều trị. Phần còn lại hầu hết các ca viêm gan C cấp tính đều sẽ chuyển qua giai đoạn mạn tính.
3.3. Viêm gan C mạn tính
Theo ước tính, đến 85% những người bệnh viêm gan C cấp tính sẽ đều chuyển qua giai đoạn mạn tính. Giai đoạn viêm gan C mạn tính kéo dài ít nhất trong 6 tháng và có thể lâu hơn thế. Ở giai đoạn này, hầu hết mọi người bệnh cũng đều không có triệu chứng rõ ràng, nhưng điều này không có nghĩa nhiễm trùng trên là lành tính.
3.4. Xơ gan
Khi gan bị viêm và tổn thương lâu ngày do virus gây ra, các tế bào gan khỏe mạnh sẽ dần bị thay bằng các mô sẹo và chuyển qua giai đoạn xơ gan. Quá trình trên mất khoảng 20-30 năm và có thể diễn ra nhanh hơn nếu người bệnh thường xuyên uống rượu, bị nhiễm HIV và không tuân thủ thực hiện các biện pháp điều trị đúng cách.
3.5. Ung thư gan
Xơ gan là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới nguy cơ ung thư gan. Khi đó, người bệnh cần phải tiến hành theo dõi, kiểm tra thường xuyên để kiểm soát quá trình phát triển của bệnh. Đồng thời nhanh chóng xử lý các vấn đề phát sinh để hạn chế nguy cơ xấu có thể xảy ra.
4. Phòng ngừa đúng cách viêm gan C
4.1. Thay đổi thói quen, lối sống
Người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh. Nếu người bệnh bị tích tụ chất lỏng dẫn đến sưng phù, bác sĩ sẽ yêu cầu cắt giảm lượng muối.
Bên cạnh đó tránh sử dụng đồ uống có cồn. Trong trường hợp dùng bất cứ một loại thuốc, chất bổ sung và thảo dược nào cần phải tham khảo bác sĩ để chắc chắn nó không gây hại cho gan.
4.2. Người chưa mắc bệnh tự phòng ngừa
Do không có vắc-xin hiệu quả chống lại viêm gan C nên việc ngăn ngừa nhiễm HCV phụ thuộc vào việc giảm nguy cơ lây truyền virus:
– Đảm bảo tính an toàn khi tiêm thuốc;
– Xử lý an toàn dùng vật sắc nhọn và chất thải;
– Xét nghiệm máu kiểm tra virus HBV và HCV ;
– Cán bộ y tế cần được đào tạo để đảm bảo an toàn cho người dân trong quá trình chăm sóc sức khỏe;
– Quan hệ tình dục an toàn, có bảo vệ, phòng ngừa tiếp xúc với máu;
– Vệ sinh tay sạch sẽ sau khi sử dụng đồ phẫu thuật,…hay tiếp xúc với bất kỳ đồ vật có chứa máu của người khác;
4.3. Ngăn ngừa đối với người đã mắc
Đối với những trường hợp bị nhiễm virus viêm gan C, WHO khuyến cáo:
– Nên có sự giáo dục và tư vấn về các lựa chọn chăm sóc và điều trị;
– Tiêm vắc-xin viêm gan A và B để ngăn ngừa nhiễm trùng từ các virus viêm gan này nhằm để bảo vệ gan;
– Kiểm tra gan sớm và điều trị phù hợp bao gồm điều trị bằng thuốc kháng vi-rút; và liên tục theo dõi để chẩn đoán sớm bệnh gan mạn tính;
– Tích cực sàng lọc, chăm sóc và điều trị cho những người bị nhiễm viêm gan C.
Để biết bản thân có mắc viêm gan C không thì cần thực hiện các xét nghiệm máu để chẩn đoán. Các chuyên gia khuyến cáo bản thân mỗi người nên tầm soát viêm gan C định kì 6 tháng/lần, đối với trường hợp không may mắc bệnh cần thăm khám sớm và tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ điều trị.