Viêm gan B là loại bệnh lý về gan rất phổ biến trong cộng đồng. Xét nghiệm HBsAg là một trong những phương pháp quan trọng và điển hình nhất cho biết người tham gia kiểm tra có nhiễm siêu vi B hay không. Tìm hiểu thêm về loại xét nghiệm này cùng những lưu ý với người bệnh khi được xác định viêm gan B dương tính.
Menu xem nhanh:
1. Xét nghiệm viêm gan B dương tính là gì?
Xét nghiệm HBsAg là loại xét nghiệm điển hình nhất trong việc xác định người bệnh có dương tính với viêm gan B hay không. Trường hợp HBsAg dương tính (+) có nghĩa là trong huyết thanh của người bệnh đang tồn tại kháng nguyên này. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh đã từng hoặc đang nhiễm virus viêm gan B.
Thời gian ủ bệnh thường dao động từ 45 – 160 ngày, trung bình là 120 ngày. Trong các trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch tốt thì nồng độ HBsAg sẽ giảm dần và biến mất sau 4 – 6 tháng. Lúc này, cơ thể đã hoàn toàn khỏi bệnh và có miễn dịch tự nhiễm suốt đời với viêm gan B mà không cần phải thực hiện tiêm phòng. Ngược lại, với những người có hệ miễn dịch kém thì lượng HbsAg có thể không mất đi mà sẽ tiếp tục phát triển sau 6 tháng. Lúc này, người bệnh được xác định nhiễm siêu vi B mạn tính.
2. Kết quả HBsAg dương tính có cần điều trị hay không?
Kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính tức là người đó đang bị nhiễm siêu virus viêm gan B, tuy nhiên việc có cần điều trị hay không thì còn tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Đa số các trường hợp, viêm gan B sẽ tự khỏi mà không phải thực hiện điều trị đáng kể. Chỉ có khoảng từ 10 – 15% người xét nghiệm HBsAg (+) rơi vào trường hợp viêm gan B mạn tính. Và trong số những người mang mầm bệnh mạn tính cũng chỉ có số ít tiến triển thành viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan.
Thông thường, khi có kết quả HBsAg dương tính, bác sĩ sẽ phải xác định gan của người bệnh có bị tổn hại không, tức là người bệnh có nằm trong diện viêm gan mạn tính không? Nếu xác định là viêm gan mạn tính thì cần được điều trị đặc hiệu. Vì vậy, trường hợp người bệnh HBsAg dương tính, sẽ cần phải làm thêm các đánh giá, xét nghiệm chi tiết để kết luận có cần điều trị hay không?
3. Khi xét nghiệm dương tính với viêm gan B cần lưu ý những gì?
Người nhiễm viêm gan B cần lưu ý những điều như sau để vừa bảo vệ bản thân và vừa có trách nhiệm cộng đồng, tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.
3.1. Người bệnh viêm gan B dương tính cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh
Chế độ sinh hoạt lành mạnh với người bệnh được xác định dương tính với viêm gan B bao gồm chế độ ăn uống, chế độ vận động cùng chế độ thăm khám sức khỏe định kỳ.
Cụ thể, người bệnh viêm gan B nên thực hiện những yêu cầu như sau:
– Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, ăn uống điều độ đủ chất. Kiêng các loại đồ uống có cồn và các có các chất kích thích, hạn chế sử dụng chất béo động vật và đồ ăn từ nội tạng động vật.
– Tăng cường tập thể dục thể thao, vận động điều độ, giữ tình thần vui vẻ và thoải mái.
– Thực hiện khám sức khỏe và làm xét nghiệm kiểm tra định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ nhằm theo dõi mức độ diễn biến của bệnh, phát hiện những dấu hiệu bất thường và xử lý kịp thời.
3.2. Đồ dùng cá nhân cần sử dụng riêng biệt
Các trường hợp mang mầm bệnh mạn tính vẫn có thể gây lây bệnh cho những người xung quanh. Vì vậy, với các đồ dùng cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng,… thì tuyệt đối không sử dụng chung cùng với người khác. Khi sinh hoạt quan hệ tình dục cần phải sử dụng các biện pháp an toàn.
3.3. Tránh để xảy ra nguy cơ lây nhiễm cho người khác
Trong trường hợp người bệnh viêm gan B bị chảy máu hoặc bất kỳ tổn thương có máu và cần đến sự hỗ trợ của người khác xử lý vết thương cho mình thì cần thông báo về việc bản thân đang mang virus viêm gan B.
Viêm gan B có thể lây nhiễm theo 3 đường: Đường máu; Đường sinh hoạt tình dục; Đường từ mẹ sang con còn việc ăn uống chung hay sinh hoạt, tiếp xúc với người bệnh thì hoàn toàn an toàn. Với những trường hợp nêu trên, mỗi người đều phải thực hiện các biện pháp phòng tránh an toàn để bệnh không có cơ hội lây nhiễm trong cộng đồng.
3.4. Thực hiện xét nghiệm khi trong gia đình có thành viên bị viêm gan B
Khi trong gia đình có thành viên xét nghiệm dương tính với viêm gan B thì các thành viên khác cũng nên đến các trung tâm y tế để thực hiện xét nghiệm và kiểm tra xem mình có bị nhiễm bệnh hay không, tình trạng sức khỏe cụ thể.
Với các trường hợp chưa bị nhiễm bệnh hoặc bị nhiễm viêm gan B nhưng chưa có kháng thể thì cần tiến hành việc tiêm phòng để đảm bảo không bị lây nhiễm chéo. Còn nếu khi xét nghiệm xác định đã có kháng thể rồi thì không cần phải tiêm ngừa nữa.
3.5. Có biện pháp phòng ngừa cho bé khi mẹ bầu bị viêm gan B dương tính
Theo thống kê thì có tới 70% số trẻ bị nhiễm viêm gan ở năm đầu do mẹ khi mang thai không biết việc mình bị viêm gan B nên không thực hiện biện pháp phòng ngừa. Trường hợp mẹ bầu bị viêm gan B thì khi con sinh ra phải cho trẻ tiêm thuốc ngay trong vòng 12h đầu sau sinh. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên cho trẻ bú sữa mẹ để tránh việc truyền bệnh sang con.
Trên thực tế, người bệnh viêm gan B dương tính vẫn có thể sinh hoạt bình thường khi thực hiện chăm sóc sức khỏe đúng cách và cảnh giác ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cộng đồng. Hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín, tuân thủ lịch tái khám định kỳ để kiểm soát tốt nhất tình trạng bệnh