Viêm đường ruột là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết viêm đường ruột ở trẻ nguyên nhân do đâu để có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Viêm đường ruột ở trẻ nguyên nhân do đâu?
Viêm đường ruột ở trẻ em xuất hiện là do các vi khuẩn xâm nhập qua việc ăn uống, đường hô hấp… Các vi khuẩn hình thành một hệ thống hình thành trong tiêu hóa. Không hẳn là các vi khuẩn này sẽ gây hại cho trẻ em nhưng vì một lí do nào đó khiến trẻ biếng ăn, bị suy dinh dưỡng… hay do thời tiết sẽ làm cơ thể trẻ mất đề kháng dẫn đến việc rối loạn cơ thể và các loại vi khuẩn này sẽ gây hại cho cơ thể trẻ em.
2. Triệu chứng khi trẻ mắc bệnh viêm đường ruột
Trẻ đau bụng dữ dội, có dấu hiệu kèm theo sốt nhẹ hoặc nặng, buồn nôn và nôn.
Tiêu chảy có thể xảy ra ở mức độ vừa phải cho đến nghiêm trọng, đi tiêu lỏng nhiều lần trong ngày dẫn tới mất nước, người xanh xao, hốc hác. Tiêu chảy có kèm sốt.
Biếng ăn, sút cân, ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và cân nặng của trẻ.
Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 – 5 ngày, cũng có thể là từ 1 – 10 ngày tùy theo thể trạng của mỗi người
3. Chế độ ăn uống dành cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột như thế nào?
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, cha mẹ cần chú ý cho trẻ có một chế độ ăn uống phù hợp. Theo đó, cha mẹ cần lưu ý:
– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
– Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng: cháo, súp, sữa, nước trái cây.
– Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ.
– Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ, các hạt nảy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.
– Trẻ còn bú mẹ: tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được vắt sữa mẹ cho ăn bằng thìa.
– Cho trẻ uống thêm nhiều nước: nước hoa quả tươi, bù nước nước và điện giải: oresol pha đúng cách.
– Khi khỏi ốm cho trẻ ăn tăng thêm bữa và ăn như bình thường.
Những loại thực phẩm nên dùng khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn là: gạo, khoai tây, các loại rau quả có màu vàng và đỏ, xanh thẫm, giá đỗ xanh; thịt gà, bò, thịt thăn lợn, trứng, sữa; Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn; Các loại quả tươi: cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa…
Những thực phẩm cần tránh là các thức ăn thô nhiều chất xơ như: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng… Nước ngọt có ga, tránh ăn đồ lạnh khi trẻ bị viêm họng: kem, thức ăn quá nguội lạnh.
Trong trường hợp trẻ có những dấu hiệu bất thường hoặc bệnh nặng hơn như: tiêu chảy kèm sốt, phân có nhày lẫn máu hoặc trẻ lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, không ăn uống được, nôn mửa nhiều, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.