Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là là tình trạng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Bởi đây là bệnh dễ tái phát nhiều lần, nếu không được chữa trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Vậy bệnh viêm đường hô hấp trên nguyên nhân do đâu và những cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh như thế nào cho hiệu quả nhất?
Menu xem nhanh:
1. Viêm đường hô hấp trên ở trẻ do những nguyên nhân nào?
– Viêm đường hô hấp trên là khái niệm chỉ tình trạng các bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản bị viêm nhiễm.
– Đường hô hấp trên có chức năng là lấy không khí từ bên ngoài cơ thể, để làm ấm, sưởi ấm và lọc khí trước khi đưa vào phổi của trẻ. Do đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm.
– Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ được gây ra bởi các tác nhân như: virus, vi khuẩn, nấm mốc, bụi, khí độc… Trong đó, các tác nhân như virus, vi khuẩn tiêu biểu như là: liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn và một số loại nấm…
– Tình trạng sức khỏe của trẻ: Trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ còi xương hoặc trẻ bị suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ bị bệnh cao.
– Môi trường sống của trẻ không đảm bảo: Trẻ sống trong môi trường không đảm bảo, thường xuyên tiếp xúc với điều kiện vệ sinh kém, hoặc nằm ở phòng có điều hòa có nhiệt độ thấp, khiến cho mũi họng của trẻ thường bị khô. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm, nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao hơn khi thời tiết chuyển lạnh.
2.Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em có những triệu chứng nào?
– Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh của bệnh viêm đường hô hấp trên như: trẻ ho, trẻ bị sốt cao, sổ mũi, chảy nước mũi, quấy khóc, biếng ăn, bỏ ăn, đau rát họng, khàn tiếng, cơ thể mỏi mệt…
– Trong thời gian bé trẻ bị nhiễm bệnh thường trẻ sẽ sốt cao kèm theo hơi thở của trẻ có mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, trẻ còn có dấu hiệu đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.
– Bệnh viêm đường hô hấp trên có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày mắc bệnh. Đây là loại bệnh thường không nguy hiểm cho trẻ nhưng lại hay tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của trẻ.
3. Chăm sóc trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp trên như thế nào cho hiệu quả?
c Hầu hết các trường hợp trẻ mắc viêm đường hô hấp trên ở thể nhẹ đều được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà:
– Bổ sung cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng: Cha mẹ nên tiếp tục cho trẻ ăn, bú bình thường, có thể cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày và không nên ép trẻ vì trẻ sẽ có tâm lý sợ hãi và áp lực khi ăn. Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ có thể làm sạch mũi bằng nước muối NaCl 0,9%.
– Bổ sung cho trẻ thêm nước: Nước đóng vai trò rất quan trọng với trẻ nhỏ, cha mẹ cần bổ sung đủ nguồn nước giúp cơ thể bé mau khỏe mạnh bằng cách tăng cường cho trẻ bú mẹ với trẻ nhỏ, với trẻ lớn có thể uống thêm nước hoa quả, nước lọc…
– Cần đảm bảo giữ ấm cơ thể cho bé khi thời tiết lạnh, vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ, tránh ở những nơi ẩm thấp.
– Nếu trẻ bị sốt, cha mẹ nên cho trẻ nằm trong phòng mát, thường xuyên lau người cho trẻ ở các vùng trán, nách, bẹn bằng nước ấm.
– Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, cha mẹ nên cho trẻ nhỏ uống thuốc hạ sốt và đến gặp bác sĩ ngay nếu sốt kéo dài không hạ.
– Ngoài ra, nếu trẻ ho nhiều, ho khan, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cha mẹ cũng có thể sử dụng một số thuốc ho thảo dược hoặc thuốc ho có sự kê toa của bác sĩ.
Bên cạnh đó, nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng bất thường dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời:
– Bé không thể ăn uống được hoặc không bú sữa như bình thường.
– Khó thở, thở gấp, nhịp thở bất thường, thở rút lõm lồng ngực…
– Trẻ sốt cao kéo dài từ 2 ngày và không hạ mặc dù đã can thiệp hạ sốt.
4. Những biện pháp phòng bệnh viêm đường hô hấp trên hiệu quả?
Viêm đường hô hấp trên là bệnh mà trẻ rất dễ mắc. Vì vậy, những biện pháp phòng bệnh cho trẻ được đặt lên hàng đầu:
– Cần cho trẻ tiêm đầy đủ mọi chương trình tiêm chủng quốc gia.
– Cho trẻ bú sữa mẹ, đặc biệt là trong vòng 6 tháng đầu đời.
– Hạn chế cho bé đến nơi đông người đặc biệt là vào mùa dịch bệnh, khi đi ra ngoài cần chú ý đeo khẩu trang cho bé.
– Đảm bảo giữ gìn vệ sinh cho bé, rửa tay cho trẻ trước khi ăn để diệt trừ vi khuẩn, virus.
– Xây dựng cho bé chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ mọi dưỡng chất để bé chủ động hơn trong việc tăng sức đề kháng cho bé.
Trên đây là những biện pháp chăm sóc, phòng bệnh viêm đường hô hấp trên đơn giản nhưng lại rất hiệu quả mà cha mẹ có thể dễ dàng áp dụng. Bên cạnh đó, khi trẻ có các dấu hiệu bất thường như: trẻ sốt cao, ho nhiều, nôn kéo dài, khó thở, thở co lõm ngực, tiêu chảy…thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra với trẻ.