Viêm đa khớp dạng thấp: Nguyên nhân và triệu chứng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn mạn tính với những biểu hiện khá phức tạp. Bệnh nếu không được kiểm soát tốt dễ dẫn tới các bệnh lý khác như viêm khớp cổ tay, viêm khớp cổ chân,… Cùng tìm hiểu về bệnh cơ xương khớp này qua bài viết sau đây.

1. Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là bệnh như thế nào?

Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh lý mạn tính liên quan đến rối loạn tự miễn mạn tính. Bệnh chủ yếu xảy ra ở những khớp nhỏ như khủy, vai, đầu gối, bàn tay, cổ tay,… Nếu không được kiểm soát hiệu quả, người bệnh có thể mắc các bệnh lý khác như viêm khớp cổ tay, cổ chân,… Các khớp bị viêm nặng sẽ dần bị biến dạng, khiến người bệnh mất khả năng hoạt động.

Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhưng thực tế những người từ 30 tuổi trở lên cũng đã có thể những dấu hiệu của bệnh. Bệnh nhân nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, khiến người bệnh mất đi khả năng học tập, lao động.

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gì?

Các khớp có thể viêm cùng lúc gây đau nhức và ảnh hưởng đến khả năng vận động.

2. Triệu chứng thường gặp của viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh có nhiều biểu hiện phức tạp, bao gồm các triệu chứng tại khớp, triệu chứng toàn thân, triệu chứng tại các cơ quan khác. Cụ thể:

– Đau khớp: Khi bị viêm khớp dạng thấp, triệu chứng đau là dễ nhận biết nhất. Nguyên nhân là do tình trạng viêm làm cho các khớp trở nên nhạy cảm hơn, căng hơn, từ đó gây ra đau các khớp bị viêm.

– Cứng khớp: Triệu chứng này dễ xảy ra vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy. Sau khoảng một giờ, các khớp sẽ dần mềm ra.

– Sưng khớp: Khớp bị sưng có thể do tích tụ dịch hoặc chỉ là sưng phù lên.

– Da nóng ấm, đỏ: Vùng da ở khớp bị viêm của người bệnh có thể ấm hơn vùng da xung quanh. Da ở vùng này có thể có màu hồng nhạt, đỏ hơn so với vùng da còn lại.

– Cơ thể mệt mỏi, trì trệ

– Chán ăn, sụt cân, suy nhược

– Đau nhức mỏi cơ toàn thân

– Xuất hiện nốt thấp nổi gồ lên mặt da, dính vào nền xương ở dưới, đường kính 5 đến 20 mm, cấu trúc chắc, không di động, thường không gây đau nhưng đôi khi rất đau ở khớp khuỷu

– Khàn giọng, giọng nói biến đổi do ảnh hưởng đến dây thanh quản

– Nhịp thở ngắn, đau ngực do viêm màng phổi, viêm màng ngoài tim

– Mắt đỏ, đau mắt hoặc khô mắt, chiếm khoảng 5% các trường hợp có triệu chứng này

2. Nguyên nhân gây bệnh

Viêm khớp dạng thấp là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về khớp. Tỷ lệ mắc bệnh của người Việt Nam là khoảng 0,5%.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu được cho là do rối loạn của hệ thống tự miễn. Khi các tác nhận gây bệnh, thường là virus xâm nhập, cơ thể sẽ có phản ứng chống lại chúng bằng cách tạo ra các kháng thể tiêu diệt. Tuy nhiên, trong quá trình đó, hệ miễn dịch có thể tấn công cả các tế bào khỏe mạnh, gây viêm khớp.

Ngoài ra, các yếu tố khác có liên quan đến việc khởi phát bệnh này gồm:

– Tuổi tác:  Khoảng 60 – 70% trường hợp mắc bệnh có độ trên 30 tuổi.

– Giới tính: Nữ giới thường mắc bệnh nhiều hơn so với nam.

– Di truyền: Nếu trong gia đình có bố hoặc/và mẹ bị viêm khớp dạng thấp thì con sinh ra có nguy cơ cao mắc bệnh này, tỷ lệ khoảng 60 – 70% bệnh nhân.

– Yếu tố thuận lợi: Sau sang chấn, sinh đẻ, môi trường lạnh ẩm kéo dài.

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Đau, cứng khớp là những triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp.

3. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp có yếu tố thấp

3.1 Chẩn đoán viêm đa khớp dạng thấp

Khi thăm khám tại chuyên khoa cơ xương khớp, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cơ xương khớp tổng quát, khai thác các đặc điểm vùng khớp đau nhức: có đau có đối xứng nhau không, có xuất hiện các nốt dưới da không, có cứng khớp không?…

Một số xét nghiệm có thể được chỉ định giúp chẩn đoán căn bệnh này gồm:

– Xét nghiệm máu nhằm xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu trong máu
– Xét nghiệm C-reactive protein – CRP
– Xét nghiệm ANA
– Xét nghiệm anti-CCP
– Xét nghiệm ESR
– Xét nghiệm RF

Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể cần thực hiện chụp X-quang, CT, MRI… để theo dõi nhận diện cấu trúc, mức độ sưng viêm, biến dạng các khớp.

3.2 Cách điều trị viêm đa khớp dạng thấp

Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp thường gồm: thay đổi lối sống, dùng thuốc và phẫu thuật. Tùy thuộc vào tuổi tác, sức khỏe tổng quát, tiền sử bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Các phương pháp gồm:

– Phương pháp điều trị bằng thuốc: Sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau và cứng khớp như thuốc giảm đau chống viêm (aspirin, ibuprofen hoặc naproxen
Corticosteroid như prednisone), thuốc giảm đau gây nghiện. Nếu tình trạng bệnh không cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng các liệu pháp thuốc sinh học.

– Phương pháp điều trị không cần dùng thuốc: Có thể kể đến như phương pháp trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic, vật lý trị liệu, chườm nóng hoặc lạnh…

– Phẫu thuật: Nếu bệnh đã diễn tiến nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân với nhiều phương pháp khác.

Trong mọi trường hợp, bệnh nhân cần thăm khám kỹ vào tuân theo chỉ dẫn điều trị của các bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.

Chẩn đoán và điều trị viêm khớp ra sao?

Khi có các triệu chứng nghi ngờ viêm khớp, người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh.

4. Các biện pháp phòng tránh

– Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày: Nước chiếm hơn 70% thành phần sụn, giúp duy trì sự trơn tru giữa hai đầu xương. Thiếu nước dễ gây thoái hóa, dẫn đến tình trạng viêm khớp.

– Xây dựng chế độ ăn uống có lợi cho xương khớp: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có nhiều đường, chất béo bão hòa, thức ăn nhanh, chế biến công nghiệp. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C (ổi, ớt chuông, súp lơ, cải xoăn…), vitamin E (hạnh nhân, hạt hướng dương, đậu phộng, bơ,…), canxi (sữa, phô mai, sữa chua…).

– Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục đều đặn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp. Tuy nhiên cần lựa chọn hình thức và mức độ tập luyện phù hợp.

–  Tránh tiếp xúc với không khí lạnh, môi trường ẩm ướt: Bởi những người phải thường xuyên phải làm việc trong môi trường ẩm ướt như nông dân, ngư dân,… có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp rất cao.

Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Những thông tin trên đây hi vọng đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Từ đó có thể thấy bệnh không quá nguy hiểm nếu được điều trị và kiểm soát sớm. Ngay khi thấy các dấu hiệu của bệnh, đừng chủ quan mà hãy thăm khám chuyên khoa cơ xương khớp sớm để được chẩn đoán và điều trị với chuyên gia.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital