Phụ nữ sau sinh rất dễ gặp phải các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Bởi lẽ, thể trạng của sản phụ còn yếu, đề kháng suy giảm, cùng với sự thay đổi của nội tiết tố, môi trường âm đạo càng dễ khiến vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn gây viêm có điều kiện phát triển, tấn công sâu hơn. Bệnh lý thường gặp nhất ở sản phụ là viêm âm đạo sau sinh. Chị em cần khắc phục tình trạng viêm nhiễm này như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Viêm âm đạo sau sinh khiến sản phụ mệt mỏi ra sao?
Viêm âm đạo là một trong số những bệnh lý phụ khoa đem lại nhiều ảnh hưởng nhất đối với chị em phụ nữ. Bệnh không chỉ gây khó chịu, khiến người bệnh cảm thấy tự ti mà còn là tiền đề khiến chị em dễ mắc phải các bệnh lý khác nghiêm trọng hơn như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm vùng chậu, viêm tắc ống dẫn trứng,…
1.1. Những triệu chứng thường gặp khi bị viêm âm đạo sau sinh
Âm đạo của sản phụ sau sinh có nhiều thay đổi, đặc biệt là với những sản phụ sinh thường. Do vùng kín lúc này còn tiết sản dịch, dịch âm đạo ra nhiều, còn sưng, đau nên những triệu chứng sẽ có phần khó chịu hơn, nghiêm trọng hơn.
– Luôn có cảm giác ngứa ngáy, rát ở âm đạo. Kèm theo đó, sản phụ có thể thấy đau do âm đạo vẫn còn sưng nề, bầm tím sau sinh.
– Dịch âm đạo ra nhiều, cùng với sản dịch, âm đạo luôn có cảm giác dính ướt, khó chịu.
– Âm đạo luôn có cảm giác đau, đặc biệt là khi tiểu tiện.
– Mùi hôi khó chịu từ vùng kín ngày càng nồng, gắt.
1.2. Nguyên nhân nào khiến sản phụ bị viêm âm đạo sau sinh?
Như đã chia sẻ, cơ thể người phụ nữ sẽ trải qua rất nhiều thay đổi trong quá trình mang thai, sinh nở. Bởi vậy, sau sinh, khi cơ thể còn chưa ổn định và phục hồi hoàn toàn, đề kháng còn kém, nội tiết tố còn rối loạn, rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho sản phụ bị viêm âm đạo.
– Do sự thay đổi của âm đạo sau sinh: Phụ nữ sau sinh nở, đặc biệt là những sản phụ sinh thường, âm đạo thường thay đổi rất nhiều. Âm đạo lúc này rộng hơn, khô hạn rõ ràng do estrogen trong cơ thể giảm xuống. Ngoài ra, việc tầng sinh môn bị rạch trong quá trình sinh cũng khiến cho môi trường âm đạo thay đổi và dễ bị nhiễm trùng, viêm nhiễm hơn nếu không giữ gìn cẩn thận.
– Do nội tiết tố chưa ổn định: Nội tiết tố của người phụ nữ trong quá trình mang thai có nhiều thay đổi. Đặc biệt, hai hormone estrogen và progesterone giảm đột ngột từ khi bánh nhau được lấy ra. Từ đó, dịch tiết âm đạo cũng ra nhiều hơn, cùng với sản dịch, tạo nên môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm có thể tăng sinh và phát triển mạnh mẽ.
– Do đề kháng còn kém, miễn dịch suy giảm: Thể chất của mẹ sau sinh rất kém, miễn dịch tự nhiên cũng không ổn định, từ đó dễ bị các tác nhân gây viêm nhiễm tấn công.
– Do vấn đề vệ sinh sau sinh: Sau sinh, kể cả là sinh thường hay sinh mổ, vấn đề vệ sinh cũng luôn là vấn đề khiến chị em ái ngại. Vệ sinh vùng kín sau sinh thường, chị em cần chú ý đến vị trí rạch tầng sinh môn. Với những mẹ đẻ mổ, việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn bởi vết mổ ngay trên vùng lông mu. Bởi vậy, vệ sinh vùng kín luôn là vấn đề mà nhiều mẹ cảm thấy “khổ sở”.
Vùng kín sau sinh cũng rất nhạy cảm, việc lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp là cần thiết, nếu không sẽ dễ khiến cho môi trường âm đạo bị thay đổi nghiêm trọng, khó kiểm soát. Các mẹ cũng cần chú ý trong việc sử dụng băng vệ sinh để thấm hút sản dịch. Sản dịch ra nhiều những ngày đầu, làm cho âm đạo ẩm ướt. Nhưng nếu không thường xuyên vệ sinh, thay băng vệ sinh tối thiểu 4 lần/ngày, nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa là rất cao.
– Do các mẹ quan hệ tình dục quá sớm: Việc quan hệ tình dục sớm không những ảnh hưởng tới quá trình phục hồi, co hồi tử cung của các mẹ sau sinh mà còn khiến cho sản phụ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Quá trình chà sát của dương vật vào âm đạo có thể khiến những tổn thương chưa lành hẳn ở vùng kín nghiêm trọng hơn, trở thành môi trường lý tưởng để tác nhân gây viêm nhiễm phụ khoa tăng sinh.
Ngoài ra, đây cũng là lý do khiến viêm nhiễm có khả năng lan sâu vào trong, gây ra những bệnh lý viêm nhiễm nghiêm trọng.
2. Sau sinh, bị viêm âm đạo có ảnh hưởng sức khỏe không?
Phụ nữ sau sinh rất dễ bị viêm nhiễm tại âm đạo. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, nguy cơ viêm âm đạo sau quá trình sinh nở tiến triển thành viêm phụ khoa, lan sang các phần như tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng, phần phụ, vùng chậu,… cao hơn rất nhiều lần so với những trường hợp bị viêm âm đạo khi chưa sinh nở.
Cụ thể, viêm âm đạo ở sản phụ có thể dẫn đến một số bệnh lý như:
– Viêm lộ tuyến cổ tử cung:
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn rất nhiều viêm âm đạo. Viêm lộ tuyến cổ tử cung ảnh hưởng tới phần lộ tuyến chìa ra bên ngoài cổ tử cung, làm cho vùng này bị viêm loét nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe phụ khoa và sinh hoạt của chị em.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể ăn sâu vào trong cổ tử cung, gây ra những biến chứng ảnh hưởng tới cả khả năng sinh sản của chị em. Bệnh gồm nhiều cấp độ là cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3. Mỗi cấp độ, diện tích viêm sẽ càng tăng lên, các triệu chứng cũng ngày càng nhiều hơn, rõ rệt hơn.
– Viêm vùng chậu:
Viêm âm đạo hoàn toàn có thể tiến triển và làm cho sản phụ bị viêm vùng chậu sau sinh. Viêm nhiễm lúc này sẽ lan rộng và làm tổn thương các cơ quan gồm tử cung, buồng trứng, vòi trứng và phía trong của khung chậu. Nếu không điều trị từ sớm, viêm có thể chuyển thành bệnh mãn tính và khiến cho chị em gặp nhiều biến chứng thai sản sau này.
Ngoài ra, các vấn đề gặp phải khi bị viêm âm đạo sau khi sinh cũng gây ra nhiều ảnh hưởng không kém, làm giảm chất lượng cuộc sống, đảo lộn sinh hoạt hàng ngày của người bệnh:
– Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn tăng cao: Viêm âm đạo khiến cho môi trường âm đạo bị thay đổi rất nhiều. Bởi vậy, khi tinh trùng xâm nhập vào bên trong, chất lượng tinh trùng không được đảm bảo, tinh trùng dễ bị chết khi tiếp xúc với vi khuẩn và nấm trong âm đạo. Dịch âm đạo nhiều, đặc cũng sẽ cản trở quá trình tinh trùng đi vào gặp trứng.
– Ảnh hưởng đến cảm xúc của chị em trong chuyện “chăn gối”: Viêm âm đạo khiến cho vùng kín của chị em đau rát và có thể bị tổn thương trong quá trình giao hợp. Bởi vậy, chị em có thể rơi vào trạng thái lãnh cảm, sợ quan hệ, lâu dần ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình cảm vợ chồng, hạnh phúc gia đình, tâm lý của sản phụ và cả sức khỏe sinh lý nói chung.
– Một số biến chứng muộn: Viêm nhiễm phụ khoa, âm đạo là tiền đề của vô vàn biến chứng khó lường. Đó có thể là tiền đề của các bệnh ung thư, bệnh mãn tính, các bệnh liên quan đến nội tiết tố sau này.
3. Phòng ngừa và điều trị viêm âm đạo sau sinh như thế nào?
Viêm âm đạo sau sinh tưởng chừng khó điều trị nhưng nếu nắm bắt đúng thời điểm, lựa chọn đúng phương pháp thì hiệu quả sẽ rất tốt, hạn chế được nguy cơ tái phát tiềm ẩn, nhất là khi sức khỏe sản phụ còn kém. Những yếu tố quyết định phương pháp điều trị an toàn, phù hợp cho sản phụ gồm:
– Mức độ của viêm nhiễm hiện tại.
– Tác nhân nào gây bệnh, nguyên nhân bệnh đến từ đâu.
– Quá trình, các triệu chứng đã gặp phải từ khi bị viêm âm đạo sau khi sinh.
– Các mẹ đã cai sữa hay vẫn cho con bú.
Điều trị viêm âm đạo, sản phụ cần thực hiện khám với bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán đúng tình trạng, tác nhân gây bệnh, từ đó được hướng dẫn phương pháp điều trị chính xác. Thuốc kháng sinh, kháng viêm dạng uống, đặt và bôi ngoài là những loại thuốc có thể đem lại hiệu quả tác động phù hợp với thể trạng và tình hình của chị em phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, để sử dụng những loại thuốc này một cách an toàn, người bệnh cần nhận chỉ định từ bác sĩ, dùng đúng liều lượng, đúng loại thuốc được quy định để tránh nhờn thuốc, loạn khuẩn.
Phòng ngừa viêm âm đạo sau sinh, ngừa viêm tái phát, chị em nên lưu ý:
– Đầu tiên, chị em cần nhớ việc vệ sinh vùng kín cần thực hiện mỗi ngày 1 đến 2 lần. Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp, có độ pH dịu nhẹ để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường âm đạo, làm cho vi khuẩn, lợi khuẩn mất cân bằng.
– Vùng kín cần được lau khô sau khi vệ sinh. Chị em cũng nên chú ý trong việc lựa chọn chất liệu đồ lót và cả việc thay băng vệ sinh hàng ngày, mỗi ngày tối thiểu 4 lần khi còn sản dịch.
– Không nên tự ý thực hiện các phương pháp như ngâm muối, xông hơi vì điều này có thể khiến vùng kín càng khô hơn, dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công sâu hơn.
– Tránh giao hợp, quan hệ tình dục sớm. Sau khoảng 4 đến 6 tháng hoặc khi đã hết sản dịch, không còn cảm thấy âm đạo sưng đau, chị em mới nên quan hệ trở lại và cần lưu ý vấn đề sử dụng biện pháp an toàn.
– Không nên dùng nhiều thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, gia vị mạnh hay chất kích thích.
– Nên chú ý khám phụ khoa từ 3 đến 6 tháng/ lần để nhanh chóng phát hiện những bất thường tại âm đạo, có hướng xử lý phù hợp, hiệu quả.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp sản phụ có cái nhìn đầy đủ hơn về bệnh lý phụ khoa, viêm âm đao sau sinh. Chị em cần nhớ kỹ bên cạnh việc chăm sóc con nhỏ, chăm sóc sức khỏe bản thân, sức khỏe phụ khoa cũng rất quan trọng để không gặp phải những vấn đề bất thường, những biến chứng nghiêm trọng, khó xử lý.