Răng số 8 mọc lên gây ra đau đớn cho người bệnh và tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Vậy vị trí răng số 8 ở đâu và có phải lúc nào mọc răng số 8 cũng cần nhổ không?
Menu xem nhanh:
1. Vị trí răng số 8 ở đâu?
Răng số 8 (răng khôn) là những răng mọc ở cuối góc hàm và thường xuất hiện khi hàm đã mọc đủ răng. Với một người đủ 32 răng sẽ có 4 răng số 8, tuy nhiên trên thực tế một người chỉ có tối đa 2 răng số 8 hoặc không có cái nào.
2. Đối tượng nhổ răng số 8
2.1 Đối tượng được chỉ định nhổ răng số 8
– Răng số 8 gây ra hiện tượng đau nhức, u nang.
– Tình trạng nhiễm trùng do răng khôn gây ra lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến răng lân cận.
– Có khe giắt giữa răng khôn và răng bên cạnh, có nguy cơ ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
– Răng số 8 mọc nhưng không có răng đối diện ăn khớp, khiến răng số 8 trồi lên, nhồi nhét thức ăn bên trong và gây lở loét nướu.
– Răng số 8 mọc thẳng, không có cản trở gì nhưng hình dạng răng bất thường, dị dạng, tương lai có nguy cơ gây sâu răng, viêm nha chu….cho răng bên cạnh.
– Răng số 8 bị sâu răng hoặc viêm nha chu.
– Bệnh nhân muốn thực hiện thẩm mỹ răng: Chỉnh hình, làm răng giả…
– Răng số 8 gây ra các bệnh toàn thân.
2.2 Đối tượng chống chỉ định nhổ răng số 8
– Răng số 8 mọc bình thường, không bị kẹt với mô xương và nướu.
– Răng số 8 không gây ra bất kỳ biến chứng nào.
– Bệnh nhân mắc bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, rối loạn đông cầm máu….
– Răng số 8 có liên quan đến một số cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh,…
3. Răng số 8 ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
3.1 Sâu răng
Đây là biến chứng mà bệnh nhân gặp nhiều nhất. Khi răng khôn không mọc thẳng sẽ chèn vào răng bên cạnh, dẫn đến khoảng trống hình thành và thức ăn dễ nhồi nhét vào đó. Khi thức ăn nhồi nhét vào, vệ sinh răng miệng khó khăn sẽ dần hình thành nên bệnh sâu răng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lý sẽ diễn tiến nặng, lỗ sâu dần tăng kích thước và phá huỷ cấu trúc răng quai hàm. Hệ luỵ xảy ra và răng quai hàm sẽ bị hỏng và còn lan ra cả những răng khác.
3.2 Bệnh lý về nướu
Khi thức ăn tích tụ trong kẽ răng không chỉ gây hại cho răng mà còn khiến cho nướu bị nhiễm trùng và gây ra các bệnh lý về nướu như viêm nướu, viêm nha chu,….
3.3 Gây tổn thương cho răng bên cạnh
Khi răng số 8 mọc thường sẽ khiến cho răng bên cạnh bị tổn thương, tiêu một phần thân và chân răng, đồng thời cũng khiến tiêu xương ở phần mặt xa của những răng số 7.Quá trình tổn thương này thường sẽ kéo dài trong nhiều năm nên với những bệnh nhân không thăm khám răng miệng định kỳ, đến khi đi khám thì răng số 7 đã hỏng.
3.4 Gây nên hiện tượng u, nang phần xương hàm
Khi bị nhiễm trùng mạn tính quanh thân răng, tổ chức túi răng còn sót lại do răng khôn mọc lên không hoàn chỉnh sẽ hình thành nên những khối u xương hàm như là nang thân răng, u xương hàm….
3.5 Phản xạ và cảm giác bị rối loạn
Vì ở vùng mặt có rất nhiều dây thần kinh chi phối nên khi răng số 8 mọc sẽ chèn ép vào dây thần kinh gây mất cảm giác hoặc giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở phần nửa cung hàm. Bên cạnh, có thể dẫn đến hội chứng giao cảm như: đau ở một bên mặt, bị phù hay đỏ ở quanh ổ mắt.
4. Nhổ răng khôn có chạm dây thần kinh không?
Nhiều trường hợp nhổ răng số 8 xong sẽ có cảm giác bị tê ở đầu lưỡi, má hoặc môi do dây thần kinh sẽ ảnh hưởng ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên nhìn chung, nhổ răng số 8 sẽ không chạm đến dây thần kinh hay ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh nếu người bệnh chọn thăm khám và điều trị tại cơ sở nha khoa uy tín nơi có đội ngũ bác sĩ giỏi và trang thiết bị máy móc hiện đại.
Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã giải đáp thắc mắc về vị trí răng số 8 cũng như những thông tin xoay quanh chủ đề này. Cần lưu ý, nhổ răng số 8 không phải là một thủ thuật phức tạp tuy nhiên cần chọn cơ sở nha khoa uy tín để việc thăm khám và điều trị an toàn và đạt hiệu quả.