Vi khuẩn HP có mức độ lây nhiễm cao trong cộng đồng theo nhiều con đường khác nhau. Chính vì vậy, hiểu và thực hiện tốt các biện pháp vi khuẩn HP phòng ngừa là yêu cầu chung với tất cả mọi người.
Menu xem nhanh:
1. Vi khuẩn HP: Tác hại và các đường lây
1.1. Vi khuẩn HP có hại như thế nào?
Vi khuẩn HP là loại khuẩn có khả năng đặc biệt khi sinh sống và phát triển tại môi trường axit cao tại dạ dày người. Trong quá trình hoạt động, vi khuẩn HP sẽ dần phá hủy lớp màng bảo vệ và dần gây ra những bệnh lý thường gặp ở dạ dày.
Cụ thể, theo thống kê, có khoảng 10 – 20% số trường hợp dương tính khuẩn HP phát triển thành bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, gây ra đau dạ dày. Có khoảng 1 – 2% người bệnh tiến triển thành ung thư dạ dày, nguy cơ mắc ung thư hạch MALT dạ dày là dưới 1%.
Không chỉ vậy, các trường hợp mắc bệnh lý đường tiêu hóa do vi khuẩn này gây ra thường điều trị khó khăn hơn, dễ tái phát vì vi khuẩn HP có khả năng kháng thuốc ngày một cao nên khó điều trị triệt để.
1.2. Đường lây nhiễm HP trong cộng đồng
Có 3 đường lây nhiễm HP chính trong cộng đồng bao gồm:
– Lây qua đường miệng – miệng: Người thân trong một gia đình nhất là vợ/chồng/con cái của người đã nhiễm HP thường có nguy cơ bị lây nhiễm đến 90%. Do đó, khi một trong các thành viên đã nhiễm HP thì những người còn lại cũng cần đi kiểm tra ngay để lên phương án điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả.
– Lây qua đường phân – miệng: Vi khuẩn HP theo đường phân đi ra môi trường bên ngoài. Sự tái nhiễm và lây lan HP trong cộng đồng qua sinh hoạt ăn uống không hợp vệ sinh, ăn đồ sống hay đồ ăn không rõ nguồn gốc,…
– Lây qua đường dạ dày – dạ dày: Việc lây nhiễm này đến từ hoạt động thăm khám không đảm bảo chất lượng. Các dụng cụ thiết bị y tế như ống nội soi, dụng trong nha khoa, dụng cụ tai mũi họng…. nếu không được xử lý diệt khuẩn đúng tiêu chuẩn sẽ là nguyên gây ra lây nhiễm chéo và trong đó có lây nhiễm vi khuẩn HP.
Trong các đường lây nhiễm này, lây qua đường miệng – miệng là nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn HP phổ biến nhất. Chính vì vậy, các biện pháp phòng ngừa vi khuẩn HP cũng cần được tập trung khắc phục đường lây này.
2. Các biện pháp giúp phòng ngừa vi khuẩn HP
2.1. Chú ý khi tiếp xúc với người bệnh HP dương tính
Trong sinh hoạt hằng ngày, hãy thật thận trọng khi tiếp xúc với người nhiễm hoặc từng nhiễm vi khuẩn HP. Một số lưu ý cụ thể nên tránh trong trường hợp này đó là không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như bàn chải, dao cạo, khăn mặt,… Đặc biệt, không dùng chung các dụng cụ ăn uống như thìa, đũa, bát,… với người mắc bệnh.
Đối với gia đình có thành viên mắc bệnh thì cần thực hiện nghiêm các cách phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP để đảm bảo không xảy ra lây nhiễm chéo cho đến khi người bệnh được điều trị khỏi bệnh.
2.2. Vi khuẩn HP phòng ngừa bằng chế độ ăn khoa học, hợp vệ sinh
Vi khuẩn HP lây lan rộng qua đường miệng – miệng, vì vậy việc phòng ngừa bệnh cần chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trước tiên. Cụ thể:
– Bạn nên sử dụng thực phẩm tươi sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ. Không sử dụng thực phẩm đã có dấu hiệu bị hỏng, ôi thiu hay quá hạn sử dụng.
– Thực hiện đúng nguyên tắc ăn chín và uống sôi. Chế biến món ăn sạch sẽ để đảm bảo hợp vệ sinh.
– Ăn uống tại những địa chỉ, nhà hàng uy tín, áp dụng đúng các tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt,… Hạn chế ăn uống hàng quán vỉa hè mất vệ sinh.
– Sử dụng nguồn nước sạch được đảm bảo trong sinh hoạt hằng ngày.
– Ăn uống điều độ, duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhằm giúp cơ thể tăng cường miễn dịch và sức đề kháng để chống lại sự xâm nhập, tấn công của các tác nhân gây bệnh nói chung.
2.3. Giữ gìn vệ sinh tốt môi trường sống
Như đã nói ở trên, vi khuẩn HP có thể theo phân ra ngoài và tồn tại ở môi trường sống. Chính vì vậy, nếu không vệ sinh không gian sống thường xuyên cũng sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền vi khuẩn.
2.4. Hình thành nên thói quen rửa tay sạch sẽ đều đặn bằng xà phòng
Tay là trung gian chính lây nhiễm vi khuẩn từ môi trường bên ngoài tới miệng. Chính vì vậy, việc hình thành thói quen rửa tay sạch sẽ đều đặn là yêu cầu cần thiết nhằm phòng ngừa tốt vi khuẩn HP. Đặc biệt, khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là những thời điểm bắt buộc phải rửa tay sạch sẽ.
Hãy rửa tay đúng cách bằng các loại xà phòng có tính diệt khuẩn tốt để tăng hiệu quả. Chú ý sử dụng nước sạch để rửa, chà sát toàn bộ bề mặt bàn tay, các ngón tay, móng tay trong khoảng 1 – 3 phút.
2.5. Vi khuẩn HP phòng ngừa bằng thăm khám tiêu hóa định kỳ
Phần lớn các trường hợp dương tính HP thường vô tình bị lây nhiễm. Ngay cả người bệnh cũng không thể biết được liệu rằng bản thân có đang mắc vi khuẩn HP hay không chỉ khi hoạt động vi khuẩn mạnh lên và gây ra các triệu chứng nghi ngờ như chán ăn, buồn nôn, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài bất thường,… Chỉ có thăm khám tiêu hóa định kỳ sẽ giúp chẩn đoán chính xác bệnh tình mắc phải.
Có 4 phương pháp chẩn đoán vi khuẩn HP thường dùng bao gồm: nội soi sinh thiết dạ dày, test hơi thở, xét nghiệm máu, phân tích mẫu phân tìm HP. Trong đó nội soi sinh thiết dạ dày là phương pháp chẩn đoán HP hữu hiệu bậc nhất. Tuy nhiên, bạn cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phương pháp phù hợp.
Vi khuẩn HP phòng ngừa tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích chung cho cả cộng đồng. Hãy thực hiện nếp sống lành mạnh, hợp vệ sinh và chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ khi cần để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng từ tác nhân gây bệnh này.