Được làm mẹ là thiên chức cao quý nhất của người phụ nữ. Nếu trong trường hợp mẹ không thể sinh tự nhiên mà phải sinh mổ thì cũng đừng lo lắng. Mẹ hãy tìm hiểu thêm một số kiến thức về đẻ mổ, ưu nhược điểm của phương pháp đẻ mổ cũng như cách chăm sóc sau sinh để bản thân bớt bỡ ngỡ nhé.
Menu xem nhanh:
1. Ưu nhược điểm đẻ mổ
Đẻ mổ ( hay Tiếng Anh gọi là C- Section ) là một cuộc phẫu thuật với mục đích đưa thai nhi ra ngoài thông qua 2 vết cắt ở bụng và tử cung người mẹ.
Đây là giải pháp được lựa chọn khi mẹ và gia đình có nguyện vọng hoặc được bác sĩ chỉ định do không đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nếu đẻ thường
1.1 Ưu điểm
– Ngày sinh được định sẵn, mẹ và gia đình có thể chủ động thời gian và tâm lí, không cần thấp thỏm chờ đợi
– Sinh mổ diễn ra rất nhanh ( chỉ khoảng 30 phút )
– Không phải chịu đựng cơn đau đớn chuyển dạ
– Đảm bảo an toàn cho hai mẹ con trong những trường hợp đẻ thường mang nhiều nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé.
– Trong trường hợp thai lớn, đẻ mổ giúp bé trào đời an toàn mà không bị thương như khi sinh qua ngã âm đạo
– Nếu gặp phải một số sự cố bất thường, đẻ mổ giúp bác sĩ có thể đưa bé ra khỏi cơ thể người mẹ trong thời gian ngắn nhất, tránh nguy hiểm.
1.2 Nhược điểm
– Thời gian hồi phục của mẹ lâu hơn so với đẻ thường, vết mổ có thể đau âm ỉ trong một thời gian
– Đẻ mổ mất máu nhiều hơn đẻ thường, gia tăng nguy cơ băng huyết
– Có thể gây ra một số tai biến và một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé
– Có khả năng xuất huyết, nhiễm trùng vết mổ
– Đẻ mổ khiến tử cung có sẹo mổ ảnh hưởng tới lần mang thai sau khả năng lớn phải tiếp tục đẻ mổ. Nguy cơ tai biến lúc mang thai và chuyển dạ khá cao so với mẹ không có vết mổ cũ
– Mẹ đẻ mổ sữa về thường chậm hơn và ít sữa hơn
– Bé khi đẻ mổ không được tiếp xúc với lợi khuẩn ở âm đạo mẹ nên hệ miễn dịch chậm phát triển, các lợi khuẩn đường ruột cũng chậm hình thành
– Bé hấp thu dịch phổi chậm hơn so với đẻ thường nên dễ mắc các bệnh hô hấp
2. Các phương pháp đẻ mổ
Mỗi phương pháp lại mang những ưu điểm, nhược điểm riêng và không thể nói cái nào tốt hơn. Tùy vào từng trường hợp, tình huống cụ thể cũng như tình trạng mẹ và bé trong cuộc chuyển dạ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ lấy thai bằng vết rạch dọc hay vết rạch ngang. Điều này đảm bảo mục tiêu là đưa bé ra ngoài một cách an toàn mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ hay bé, hạn chế một cách thấp nhất biến chứng có thể xảy ra
Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng phương pháp mổ ngang cao hơn vết dọc do tính thẩm mỹ cũng như liền, lành vết mổ nhanh
2.1 Phương pháp đẻ mổ với vết rạch ngang
Ngày nay, phương pháp “đẻ mổ ngang đoạn dưới” là được lựa chọn nhiều nhất. Nó là một vết mổ dài khoảng 10 đến 12cm nằm ở viền quần lót ( ngay trên lông mu )
– Ưu điểm: sẹo mổ đẹp có tính thẩm mỹ. Vết mổ nhanh liền. Ít biến chứng, an toàn hơn so với vết mổ dọc
– Nhược điểm: Thời gian tiến hành lâu hơn và nguy cơ chảy máu cao hơn so với phương pháp mổ dọc
2.2 Phương pháp đẻ mổ với vết rạch dọc
Đây là phương pháp mổ đẻ mà vết mổ chạy dọc từ rốn đến xương mu đi qua các lớp da, mỡ, cơ bụng đến tử cung
– Ưu điểm: thích hợp cho mổ đẻ cấp cứu hoặc các trường hợp phải mổ lấy thai càng nhanh càng tốt như suy thai, vỡ tử cung, mất máu quá nhiều. Cho phép mở rộng vết mổ
– Nhược điểm: dễ gây sẹo lồi và tính thẩm mỹ không cao
3. Phương pháp đẻ mổ được tiến hành ra sao?
Sau khi vào phòng mổ, mẹ sẽ được vệ sinh vô trùng sạch sẽ vùng bụng, ekip sẽ đặt ống thông tiểu, truyền dịch qua tĩnh mạch tránh mất nước và tiến hành gây tê hoặc gây mê. Tỉ lệ gây tê khi đẻ mổ cao hơn nên mẹ vẫn tỉnh táo trong quá trình sinh nhưng nếu gây mê toàn thân thì mẹ sẽ mất đi hoàn toàn ý thức và cảm giác đau.
Các bước tiếp theo bao gồm:
Bước 1: Mở bụng
Có thể vết rạch ngang viền quần lót hoặc vết rạch dọc tùy từng trường hợp cụ thể
Khi vùng bụng lộ ra sẽ được chèn gạc, đặt van vệ
Bước 2: Mở phúc mạc đoạn dưới tử cung mẹ
Bước 3: Rạch ngang cơ tử cung đoạn dưới đến màng ối ( dài khoảng 8- 10 cm)
Mở đoạn dưới tử cung ở ngay giữa mà không chạm vào thai ở dưới. Tiếp đó mở rộng vết rạch tử cung sang hai bên. Hai đường này song song với nhau ( đường mở tử cung- đường mở phúc mạc đoạn dưới )
Bước 4: Lấy thai và rau
Việc đầu tiên bác sĩ làm là lấy thai ( ngôi đầu thì lấy đầu ra trước, các ngôi còn lại thì lấy lấy chân thai hay mông thai ). Em bé được bác sĩ làm sạch mũi và miệng
Kẹp và cắt dây rốn cho bé
Tiêm tĩnh mạch chậm. Lấy rau và làm sạch buồng tử cung cho mẹ
Kiểm tra lại một lần kẹp các mạch máu lớn đang chảy nếu cần.
Bước 5: Khâu vết rạch tử cung và phúc mạc
Bước 6: Lau sạch ổ bụng, kiểm tra tử cung, phần phụ và các tạng xung quanh, đếm đủ số gạc
Bước 7: Đóng thành bụng theo từng lớp lần lượt
Bước 8: Lấy máu và lau âm đạo cho mẹ
Hành trình “vượt cạn” không dễ dàng nên mẹ cần lựa chọn được một nơi đảm bảo chuyên môn cũng như chất lượng máy móc, dịch vụ để đi đẻ “mẹ tròn con vuông”.
Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc TCI là cơ sở y tế được nhiều mẹ bầu an tâm lựa chọn với dịch vụ Thai sản trọn gói mang nhiều ưu điểm:
– Hệ thống y bác sĩ Sản khoa đến từ những bệnh viện Trung Ương tuyến đầu chuyên xử lý an toàn hàng ngàn ca sinh khó
– Thiết bị y tế, máy móc hiện đại bậc nhất và dịch vụ chăm sóc mẹ bầu chuyên nghiệp
– Các phòng khám tại tuyến phố lớn, thuận tiện cho mẹ thăm khám thai gần nhà
– Đồng hành cùng mẹ từ những ngày đầu của hành trình mang bầu đảm bảo mẹ và bé sẽ nhận được những tiện ích, dịch vụ phù hợp, tiện nghi.
– Ngoài ra Thu Cúc TCI cũng triển khai dịch vụ chọn bác sĩ mổ đẻ ngoài gói
Trên đây là một số thông tin hữu ích về phương pháp đẻ mổ cho các mẹ chưa có kinh nghiệm hoặc đang cần tìm hiểu được biết. Còn bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào cần được giải đáp xin liên hệ trực tiếp với Thu Cúc TCI các mẹ nhé !