U tuyến yên không phải ung thư mà đa phần là khối u lành tính. Tuy nhiên, biến chứng của bệnh lại gây ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng khác trong cơ thể. Vậy u tuyến yên có nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh như thế nào?
Menu xem nhanh:
1.Tổng quan về u tuyến yên
U tuyến yên được tạo nên bởi các tế bào tuyến yên phát triển bất thường. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất, điều hòa hormone cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh còn thể làm tăng – giảm sản sinh hormone, tác động xấu đến sức khỏe con người.
Vậy u tuyến yên có nguy hiểm không? Có thể nói rằng, da số khối u ở tuyến yên đều lành tính. Khối u chỉ giới hạn trong tuyến yên, các mô chứ không lan sang các bộ phận khác trong cơ thể.
Đây là bệnh lý thường gặp phải, xuất hiện ở mọi độ tuổi. Theo thống kê, cứ 10 người trưởng thành sẽ có 1 người mắc phải căn bệnh này. Vì khối u nhỏ, không có nhiều triệu trứng nên ít được chẩn đoán.
Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ người mắc khối u nhỏ không được phát hiện, điều trị kịp thời chiếm khoảng 25%.
2.Triệu chứng điển hình
Không phải tất cả khối u ở tuyến yên đều có triệu chứng. Tùy thuộc vào mức độ, kích thước, vị trí loại nội tiết tố khối u tiết ra, mức độ phát triển… triệu chứng của mỗi người cũng khác nhau.
2.1 Gây rối loạn nội tiết tố, u tuyến yên có nguy hiểm không?
Việc tăng tiết prolactin khiến nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh nguyệt. Ở nam giới, bệnh có thể khiến suy giảm chức năng tình dục, bất lực…
Tăng tiết nội tiết tố tăng trưởng: Người bệnh sẽ có các biểu hiện như mắt to, cằm rộng, to đầu chi, môi dày…
Tăng tiết hormone ACTH gây ra bệnh Cushing. Biểu hiện gồm tăng cân, rạn ra ở các vùng trên cơ thể như đùi, bụng, tay. Ngoài ra còn gây nhão cơ, tay chân nhỏ, bụng to.
2.2 Gây rối loạn chức năng quan sát
Ở tình trạng khối u lớn sẽ chèn lên dây thần kinh thị giác. Người bệnh sẽ xuất hiện loạt triệu chứng như: nhìn mờ, chỉ nhìn được một phía bên trong hoặc bên ngoài, thị lực giảm…
2.3 Tăng áp lực nội sọ, u tuyến yên có nguy hiểm không?
Tăng áp lực nội sọ dẫn tới đau đầu, buồn nôn, nôn, rối loạn ý thức. Thậm chí có thể gây hôn mê.
3. U tuyến yên gây vô sinh?
Khối u này tiết ra prolactin, làm giảm hormon sinh dục, thậm chí có thể gây vô sinh. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà sẽ có mức ảnh hưởng khác nhau.
– Ở nữ giới:
Hormone prolactin không chỉ làm giảm, ức chế quá trình sản sinh estrogen mà còn ngăn cản trứng rụng. Phụ nữ mắc bệnh sẽ bị rối loạn kinh nghiệm, thậm chí dừng kinh hoàn toàn. Việc trứng không chín và rụng khiến tinh trùng không gặp trứng, không thể thụ thai, dẫn tới vô sinh.
Song việc có gây ra vô sinh ở phụ nữ hay không phụ thuộc vào nồng độ prolactin. Trường hợp hormone này sản xuất ít, vừa phải, thì phụ nữ vẫn mang thai bình thường.
– Ở nam giới:
Nam giới cũng có nguy cơ mắc bệnh và bị ảnh hưởng không kém nữ giới. Việc tăng tiết prolactin làm giảm ham muốn tình dục, cương dương, chất lượng tinh trùng giảm. Nhẹ thì ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, nặng có thể gây ra vô sinh.
Để xác định có bị vô sinh hay không, cần phải xem khối u ở tuyến yên có sản xuất prolactin, mức độ thế nào.
4 . Biến chứng nguy hiểm
Dù là khối u lành tính, song vì nằm ở vị trí “đắc địa” là giữa nền não và làm nhiệm vụ sản xuất hormone điều hòa các hoạt động cơ thể nên người mắc khối u ở tuyến yên có thể gặp phải tình trạng:
– Giảm thị lực: Khối u làm tăng áp lực lên dây thần kinh thị giác, gây suy giảm thị lực, hoặc làm mất thị lực.
– Thiếu hormone: Dù có thể phẫu thuật cắt bỏ khối u, song về lâu dài vẫn ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone. Nhiều nguy cơ người bệnh phải sử dụng thuốc vĩnh viễn, thay thế hormone.
– Xuất huyết tuyến yên: Tình trạng khối u xuất huyết, chảy máu. Đây là biến chứng rất hiếm gặp, nhưng vô cùng nguy hiểm. Người bị xuất huyết tuyến yên có thể bị đe dọa tới tính mạng.
Hiện nay, vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, khối u ở tuyến yên xuất hiện có thể xuất phát từ việc rối loạn các yếu tố di truyền.
Tuy nhiên, phải kể đến 2 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Độ tuổi: Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ giới tính, độ tuổi nào. Đặc biệt người già rất dễ mắc phải căn bệnh này.
Di truyền: Người sinh ra trong gia đình có liên quan nhiều tới nội tiết tố, tân sinh đa tuyến nội tiết tố loại 1.
5. Chẩn đoán, điều trị và một số lưu ý cần biết
Để có kết luận chính xác nhất về tình trạng khối u, người bệnh sẽ làm xét nghiệm, thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng. Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, nhằm làm giảm các biểu hiện và hạn chế biến chứng.
5.1 Điều trị u tuyến yên bằng thuốc (nội khoa)
Tùy thuộc vào mức độ, tình trạng của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc:
– Tăng prolactin: Sử dụng Bromocriptine, Cabergoline
– Tăng hormone tăng trưởng: Pegvisomant hoặc Octreotide
5.2 Điều trị u tuyến yên bằng phẫu thuật
Trong tình trạng khối u phát triển lớn, bệnh tiến triển xấu… cần phải thực hiện phẫu thuật.
Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật, bao gồm: Nội soi loại bỏ khối u qua xoang mũi và thông qua tiếp cận xuyên sọ.
– Nội soi loại bỏ khối u qua xoang mũi có ưu điểm không thực hiện vết cắt, không để lại sẹo. Tuy nhiên, khó thực hiện phương pháp này khi khối u đã lớn, không thể xâm lấn.
– Thông qua tiếp cận xuyên sọ: Có ưu điểm tiếp cận khối u dễ dàng, song nhược điểm có vết cắt mổ ở khu vực da đầu và xương sọ.
5.3 Xạ trị
Phương pháp phổ biến, sử dụng tia X ở mức năng lượng cao để diệt khối u. Thông thường với người không thể thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị. Nhược điểm của phương pháp này là người bệnh sẽ bị mệt mỏi, đau dạ dày, kích ứng da…
5.4 Thay thế hormone tuyến yên
Thay thế hormone tuyến yên được chỉ định khi tuyến yên tiết không đủ các loại hormone, tuyến thượng thận, tuyến giáp, tăng trưởng, estrogen ở nữ giới, testosterol ở nam giới.
Sinh hoạt lành mạnh, đi thăm khám sức khỏe định kỳ là ưu tiên hàng đầu trong việc phòng chống u tuyến yên. Ngay khi có những dấu hiệu đáng ngờ, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín để được phát hiện, điều trị để kiểm soát tốt căn bệnh liên quan tới tuyến yên.