Tuyến giáp to là tình trạng cấu trúc mô giáp phát triển quá mức bình thường, gây sưng vùng cổ trước, vướng víu, khó chịu, mất thẩm mỹ… Vậy tuyến giáp to có thể là biểu hiện của bệnh lý gì, điều trị như thế nào? Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tuyến giáp to là tình trạng như thế nào?
Thể tích tuyến giáp của một người bình thường có thể khác nhau dựa trên độ tuổi, giới tính. Trong đó, giới hạn tối đa mà tuyến giáp (bao gồm eo giáp) được đánh giá là bình thường là:
25 mL đối với nam giới trưởng thành
18 mL đối với phụ nữ trưởng thành
8-10 mL đối với trẻ từ 13-14 tuổi
3 mL đối với trẻ em từ 3-4 tuổi
0,8-1,5 mL đối với trẻ sơ sinh
Tuyến giáp to khi có thể tích vượt quá ngưỡng bình thường.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng đóng vai trò bài tiết hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể. Do đó bất cứ thay đổi bất thường nào tại tuyến giáp, bao gồm tuyến giáp to cũng có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý người bệnh.
Không phải tất cả các trường hợp tuyến giáp to đều biểu hiện các triệu chứng. Chỉ khi tuyến giáp to chèn ép các cấu trúc lân cận, người bệnh mới có những dấu hiệu như sưng nề vùng cổ trước, nuốt khó, khó thở, ho khan, khàn tiếng…
Trong một số trường hợp, tuyến giáp to có thể liên quan đến một số triệu chứng như mệt mỏi, tăng cân hay sút cân, thay đổi tâm trạng, khó ngủ.
2. Tuyến giáp to biểu hiện bệnh lý quan trọng
Người bệnh khi nghi ngờ có các dấu hiệu của tuyến giáp to nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán xác định tình trạng gặp phải. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp có biểu hiện tuyến giáp to:
2.1 Tuyến giáp to do bệnh lý nhân tuyến giáp
Nhân tuyến giáp là bệnh lý hình thành do sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp. Khi nhân giáp phát triển đến một kích thước nhất định, bạn có thể sờ hoặc nhìn thấy nhân nổi trên phần cổ trước. Nhân càng lớn đồng nghĩa với thể tích tuyến giáp càng tăng. Điều này có thể gây chèn ép đến dây thanh quản và thanh âm dẫn đến các triệu chứng nuốt nghẹn, khó thở, khàn tiếng…
2.2 Bướu giáp đơn thuần
Đây là bệnh tuyến giáp phổ biến, đặc trưng bởi khối to lớn xuất hiện tại vùng cổ. Bướu giáp này thường không gây đau đớn, tuy nhiên khi tăng sinh kích thước đến mức nhất định có thể gây khó thở, nuốt khó, ho khan, khàn tiếng, mất tiếng…
2.3 Bệnh cường giáp
Là bệnh lý xảy ra do tuyến giáp tăng tiết hormone quá mức. Người bệnh cường giáp có điểm nổi bật vùng cổ trước lớn do kích thước tuyến giáp tăng. Ngoài ra bệnh cũng dẫn đến các triệu chứng như: sút cân đột ngột, tăng tiết mồ hôi, thân nhiệt tăng, khó ngủ, tâm trạng cáu gắt…
2.4 Bênh suy giáp
Ngược lại với cường giáp, suy giáp là tình trạng xảy ra do tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Bệnh gây ra hiện tượng to vùng cổ trước, mệt mỏi, tăng cân, suy giảm trí nhớ, táo bón, thiểu niệu, giảm nhịp tim, huyết áp thấp, cơ thể chậm chạp…
2.5 Tuyến giáp to có thể là biểu hiện của ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp là tổn thương ác tính. Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu bệnh thường nghèo nàn, khó nhận biết nên thường bị bỏ sót. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển, bạn có thể nhận thấy sự xuất hiện bất thường của các khối u, hạch vùng cổ. Đặc biệt, u có thể gia tăng kích thước nhanh chóng khiến vùng cổ sưng to. Các khối này thường cứng, thấy rõ bờ, chuyển động theo nhịp nuốt của người bệnh. Người bệnh cũng có thể có các triệu chứng như mệt mỏi, ho kéo dài, cổ đau, khó thở, khó nuốt…
Tuyến giáp to có thể là triệu chứng của nhiều bệnh tuyến giáp, trong đó có bệnh lý gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe và tình mạng người bệnh. Do đó ngay khi phát hiện dấu hiệu tuyến giáp to, bạn cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Thiếu hụt i-ốt là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng tuyến giáp to. Tuyến giáp không hấp thu đủ lượng i-ốt sẽ không giải phóng đủ các hormone cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Ngược lại, dư thừa quá nhiều i-ốt cũng gây những rối loạn to tăng tiết hormone quá mức. Do đó, mỗi người cần chú ý bổ sung lượng i-ốt cần thiết hoặc giảm lượng i-ốt thông điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày.
Ngoài ra, tuyến giáp phát triển kích thước lớn có thể là kết quả của một số tình trạng bệnh lý như: Basedow, viêm tuyến giáp Hashimoto, bướu giáp đa nhân, bệnh lý lắng đọng, hội chứng Plummer – Vinson…
Người đang trong thai kỳ với sự xuất hiện của một số hormone như gonadotropin cũng có thể khiến tuyến giáp của bạn to lên.
4. Phương pháp điều trị
4.1. Laser
Được sử dụng để tiêu diệt một phần tuyến giáp gây triệu chứng hoặc thu nhỏ kích thước của nó. Laser thường được áp dụng cho các bướu giáp nhỏ, không gây triệu chứng nghiêm trọng.
4.2 Đốt sóng cao tần điều trị tuyến giáp to
Đây là phương pháp hiện đại được tiên phong ứng dụng tại Thu Cúc TCI nhằm điều trị các nốt nhân, bướu, u giáp lành tính. Để thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng máy đốt sóng cao tần RFA, dưới hướng dẫn siêu âm tác động trực tiếp vào mô mục tiêu. Phần nhiệt từ đầu kim sẽ làm khô mô tuyến giáp khiến khối u hoại tử và biến mất dần.
Với phương pháp đốt sóng cao tần RFA, người bệnh không cần mổ, không trải qua đau đớn, đảm bảo tối đa tính thẩm mỹ, không tác động đến các mô lành xung quanh… mà vẫn đạt mục tiêu điều trị thu nhỏ tuyến giáp.
4.3 Phẫu thuật
Tùy vào mục tiêu điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh mổ nội soi hoặc mổ mở. Thông thường khi muốn loại bỏ một phần tuyến giáp hoặc các bướu giáp đơn lẻ, phương pháp phẫu thuật nội soi sẽ được sử dụng. Trong khi mổ mở thường được chỉ định trong các tường hợp tuyến giáp to cần loại bỏ hoặc giảm kích thước.
4.4 Điều trị bằng i-ốt phóng xạ
Trong điều trị bệnh tuyến giáp, i-ốt phóng xạ (I-131) thường được sử dụng để tiêu diệt các mô giáp hoạt động quá mạnh hoặc làm giảm thể tích tuyến giáp quá to. Đây là phương pháp yêu cầu người bệnh phải tuân thủ nghiêm nghiệt các yêu cầu an toàn về phóng xạ và thường cho thấy hiệu quả điều trị ít nhất sau vài tháng.
Nói tóm lại, tuyến giáp to là tình trạng bất thường tại tuyến giáp cần được lưu tâm vì có thể gây ra những bất tiện trong sinh hoạt cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Ngay khi phát hiện sự phát triển của tuyến giáp cần có kế hoạch thăm khám và điều trị kịp thời để đạt hiệu quả tốt nhất.