Tuyến giáp có nhân là tình trạng bệnh lý thường gặp phải ở vùng trước cổ. Các khối nhân sẽ hình thành và phát triển hết sức âm thầm. Điều này gây không ít khó khăn trong việc phát hiện, chuẩn đoán đối với người bệnh và cả bác sĩ. Vì vậy, việc tìm hiểu và biết rõ hơn về bệnh lý này sẽ giúp ích rất nhiều cho mọi người.
Menu xem nhanh:
1. Tuyến giáp có nhân là tình trạng bệnh lý thế nào?
Tuyến giáp có nhân là thuật ngữ chỉ tình trạng: các tế bào tuyến giáp đang phát triển một cách bất thường. Những bất thường này có thể xuất phát từ một nguyên nhân nào đó và gây hình thành nhân (u). Khi đó sẽ làm ảnh hưởng tới cấu trúc và cản trở khả năng nội tiết của tuyến giáp.
Đa số, trường hợp có nhân trong tuyến giáp đều thuộc dạng lành tính. Tỷ lệ các khối u phát triển lên thành ung thư là khá thấp. Dù tỷ lệ không cao nhưng không có nghĩ hoàn toàn không xuất hiện. Vẫn có một số trường hợp nhân tuyến giáp được chuẩn đoán là ác tính. Vì vậy, khi phát hiện sự bất thường nào hay nghi ngờ về tuyến giáp xuất hiện nhân bạn cũng nên tới bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị sớm.
2. Triệu chứng giúp nhận biết nhân tuyến giáp
Khi nhân hình thành trong tuyến giáp cũng sẽ xuất hiện rất ít các triệu chứng rõ ràng để người bệnh phát hiện. Ngoài các chuẩn đoán từ bác sĩ thông qua: siêu âm, CT scanner thì bệnh nhân cũng có thể chú ý thông qua một số dấu hiệu sau:
2.1. Tuyến giáp có nhân – dấu hiệu của bệnh
Một số dấu hiệu bạn có thể quan tâm và chú ý tới như:
– Khó thở, là khi phần bướu bắt đầu lớn dần và làm chèn ép khí quản. Hay trường hợp bướu xâm lấn cả khí quản, bướu chìm.
– Cảm thấy khó nói, tiếng phát ra bị đứt quãng, khàn giọng. Đây là khi các dây thần kinh và dây thanh quản bị tổn thương, chèn ép, hay đang bị xâm lấn bởi khối u lớn.
– Cảm giác khó nuốt, nuốt vướng khi nhân chèn ép tới phần ống thực quản.
– Trong trường hợp nhân bị hoại tử hoặc chảy máu sẽ dẫn đến cảm giác đau rát nhiều ở cổ.
– Tự nhận thấy vùng cổ sưng lớn và sờ cảm nhận được có nhân ở đó.
2.2. Tuyến giáp có nhân – Dấu hiệu của bệnh kế phát
Những khối u hình thành bên trong tuyến giáp có thể gây ra cường giáp hoặc là nhược giáp (suy nhược chức năng của tuyến giáp). Với hai trường hợp này, người bệnh có thể thấy xuất hiện các biểu hiện:
– Cường giáp: luôn ở trạng thái thèm ăn, ăn nhiều, uống nhiều nhưng lại bị sụt cân. Có hiện tượng khô mắt, niêm mạc nhợt nhạt, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn lo âu, tiêu chảy, căng thẳng thường xuyên,…
– Nhược giáp: thường bị chán ăn, mệt mỏi và ăn uống không thấy ngon miệng. Ngoài ra còn có thể xuất hiện các cơn đau nhức xương khớp, sợ lạnh,…
3. Nguyên nhân hình thành lên nhân ở tuyến giáp
– Chế độ ăn không cung ứng đủ iot cho cơ thể. Iot chính là một trong những yếu tố duy trì sự ổn định cho tuyến giáp. Vì vậy, việc cung cấp thừa hay thiếu đều có nguy cơ dẫn đến các vấn đề về tuyến giáp. Đặc biệt có thể kể tới là: thiếu iot dẫn tới bướu cổ. Theo một vài số liệu thống kê cho thấy, đa phần bệnh tuyến giáp có nhân do thiếu iot chủ yếu đến từ khu vực miền núi, cao nguyên. Tình trạng này cũng là nguyên nhân khiến trẻ ở khu vực đó hay bị kém phát triển, đần độn,…
Đối với phụ nữ đang mang thai, nếu không được cung cấp đủ iot cũng sẽ làm quá trình sản xuất hormone giảm đi và ảnh hưởng hệ thần kinh của em bé trong bụng.
– Di truyền: đột biến gen đang là một trong số nguyên nhân chính (chiếm tỷ lệ lớn) dẫn tới các bệnh về tuyến giáp. Có tới hơn 70% người bệnh tuyến giáp có người thân như: bố, mẹ, ông, bà,… bị mắc bướu cổ, viêm giáp, u giáp,…
– Tuổi tác và giới tính: theo thống kê tỷ lệ mắc các bệnh về tuyến giáp ở phụ nữ cao hơn hẳn so với đàn ông. Nguyên nhân là do cấu tạo giải phẫu ở phụ nữ phải thực hiện các nhiệm vụ về sinh lý đặc trưng đồng thời phải trải qua nhiều cột mốc thay đổi sinh lý: kinh nguyệt, mang thai, sinh con, mãn kinh. Tuổi tác có ít tác động và giới hạn hơn so với giới tính. Tuy nhiên, phần lớn người mắc thường sẽ rơi vào độ tuổi trung và cao niên.
4. Điều trị đối với tuyến giáp xuất hiện nhân
Với sự phát triển của y học hiện nay, tuyến giáp có hình thành nhân có khả năng phát hiện sớm. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm: siêu âm, chọc hút tế bào. Điều này giúp đưa ra những kết luận chính xác nhất. Sau đó, kết hợp đánh giá thể trạng người bệnh để đưa ra phương hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến với bệnh lý này:
– Thyroxin: giúp hạn chế được kích thước và sự phát triển của nhân. Tuy nhiên, phương pháp lại có hiệu quả khá thấp và đòi hỏi thời gian điều trị lâu dài. Nó sẽ được áp dụng chủ yếu trong các trường hợp: nhân còn nhỏ và chưa gây nguy hiểm.
– Iod phóng xạ: áp dụng với tuyến giáp đã có nhân hay người bị ung thư tuyến giáp. Nhưng cách điều trị này cũng còn tồn tại một vài tác dụng phụ: làm đau má, họng, buồn nôn, viêm tuyến nước bọt,… Một vài bệnh nhân bị nhiễm độc phóng xạ sau điều trị.
– Phẫu thuật: phương pháp khá truyền thống được áp dụng khi khối u đã lớn và gây chèn ép làm khó chịu. Phẫu thuật sẽ cắt bỏ phần nhân hình thành trong tuyến giáp. Tuy nhiên, vết cắt khá lớn và có thể làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc gây nhiễm trùng.
– Laser: được áp dụng chính với nhóm bệnh nhân lành tính. Đây là kỹ thuật không gây đau đớn và cũng không cần gây mê. Sẽ tránh được hầu hết các vấn đề tổn thương, nhiễm trùng, hay sẹo sau khi thực hiện.
Nhân tuyến giáp lành tính cũng cần được theo dõi thường xuyên qua siêu âm 6-12 tháng/lần. Ngoài ra, cũng nên thực hiện khám lâm sàng và xét nghiệm khi cần thiết. Sau điều trị, người bệnh cũng cần tái khám định kỳ để có biện pháp theo dõi phù hợp.