Tuyến giáp bị đau biểu hiện bệnh lý gì?

Tham vấn bác sĩ

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, có nhiệm vụ sản xuất hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể. Mọi bất thường tại tuyến giáp, như tình trạng tuyến giáp bị đau có thể cảnh báo nhiều bệnh lý quan trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

1. Về tình trạng đau tuyến giáp

Đau tuyến giáp là tình trạng xuất hiện đau tại vùng cổ trước, có thể kèm theo các triệu chứng như sưng tuyến giáp, nuốt nghẹn, khó thở, khàn tiếng hoặc mất tiếng tạm thời…

Tuyến giáp là tuyến nhỏ hình cánh bướm, nằm phía trước cổ, có chức năng tạo ra các hormone tuyến giáp như thyroxine (T4) và Triiodothyronine (T3) ảnh hưởng đến hầu hết các hệ thống, cơ quan trong cơ thể bao gồm: hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, cơ quan sinh sản…

Đau tuyến giáp là một trong những dấu hiệu bệnh tuyến giáp thường gặp.

Đau tuyến giáp là một trong những dấu hiệu bệnh tuyến giáp thường gặp.

2. Tuyến giáp bị đau cảnh báo các bệnh lý tuyến giáp

2.1 Bệnh bướu lành tuyến giáp

Là bệnh tuyến giáp phổ biến, đặc trưng bởi sự xuất hiện khối u lồi ra ở cổ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bướu lành tuyến giáp, trong đó chủ yếu liên quan đến tình trạng thiếu hụt iod trong cơ thể.

Tuyến giáp bị đau khi các u này phát triển kích thước lớn, gây chèn ép các cơ quan lân cận. Người bệnh còn có thể  có các triệu chứng khác như: nuốt vướng, nuốt nghẹn; thay đổi giọng nói; mệt mỏi, căng thẳng, suy giảm trí nhớ; khó chịu được lạnh; da khô; tăng tiết mồ hôi; thường xuyên cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực; giảm cân không rõ nguyên nhân…

2.2 Tuyến giáp bị đau là dấu hiệu cường giáp

Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mạnh dẫn đến bài tiết quá nhiều hormone tuyến giáp, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Bên cạnh dấu hiệu đau tuyến giáp, bạn có khả năng cao mắc cường giáp khi xuất hiện các triệu chứng như: sụt cân đột ngột; tim đập nhanh, loạn nhịp; mệt mỏi; sợ nóng, run rẩy; đổ nhiều mồ hôi; thay đổi tâm trạng; rối loạn giấc ngủ; tiêu chảy…

Cường giáp thường là hệ quả của bệnh Basedow (chiếm 80%), phần còn lại là do bướu nhân giáp hoá độc. Bệnh xảy ra nhiều ở phụ nữ có độ tuổi từ 35-55.

2.3 Bệnh suy giáp

Ngược lại với cường giáp, suy giáp là bệnh nội tiết gây ra do tuyến yên không sản xuất đủ các hormone cần thiết cho hoạt động của cơ thể.

Suy tuyến giáp có thể do nguyên nhân teo tuyến giáp, viêm tuyến giáp hay tác dụng phụ sau điều trị cường giáp…

Người bệnh mắc suy giáp có thể có biểu hiện đau tại tuyến giáp, đồng thời xuất hiện các triệu chứng như: tăng cân bất thường dù chán ăn; trí nhớ giảm sút; rơi vào trạng thái u uất, trầm cảm; cơ thể dễ bị lạnh; da tóc khô; táo bón trong thời gian dài; rối loạn kinh nguyệt ở nữ; giảm ham muốn tình dục…

2.4 Tuyến giáp bị đau cảnh báo tình trạng viêm tuyến giáp

Viêm tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp bị viêm do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc… Người bệnh viêm tuyến giáp thường trải qua 3 giai đoạn bệnh là nhiễm độc giáp (cường giáp), bình giáp và suy giáp. Đặc biệt ở giai đoạn cường tuyến giáp, người bệnh có thể cảm nhận thấy tuyến giáp bị đau do viêm gây sưng tuyến giáp. Đau có thể nhẹ hoặc dữ dội, có khi lan đến hàm, tai, gây sốt…  Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác tùy vào thể viêm tuyến giáp.

Tuyến giáp bị đau, sưng, nóng cảnh báo bệnh lý viêm tuyến giáp.

Tuyến giáp bị đau, sưng, nóng cảnh báo bệnh lý viêm tuyến giáp.

2.5 Ung thư tuyến giáp

Là tình trạng tế bào ung thư phát triển từ các tế bào tuyến giáp, tạo thành khối ác tính. Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu biểu hiện triệu chứng rất mơ hồ. Người bệnh chỉ cảm thấy những thay đổi tại vùng cổ khi ung thư đã ở giai đoạn tiến triển. Một trong các dấu hiệu ung thư tuyến giáp là xuất hiện khối u ở cổ, gây khó thở, khó nuốt. Trường hợp vùng da quanh tuyến giáp bị thâm nhiễm có thể gây sùi loét, chảy máu, gây đau…

Khối u tuyến giáp có thể đi kèm với các hạch bạch huyết hoặc không. Đôi khi người bệnh cảm thấy đau có thể đến từ các hạch di căn này.

Đau tuyến giáp có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý quan trọng, do đó ngay khi nghi ngờ các triệu chứng, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám chính xác.

3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh tuyến giáp

Tại chuyên khoa Nội tiết Thu Cúc TCI, sau khi thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm phù hợp giúp đánh giá và tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng tuyến giáp bị đau. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

3.1. Xét nghiệm chức năng của tuyến giáp

Là các xét nghiệm máu được sử dụng để đánh giá khả năng hoạt động của tuyến giáp, đồng thời giúp phát hiện các bệnh lý tuyến này. Loại xét nghiệm này đi vào kiểm tra các chỉ số như: nồng độ hormone kích thích tuyến giáp TSH, nồng độ hormone tuyến giáp (bao gồm thyroxine – T4 và triiodothyronine -T3).

Trường hợp TSH trong máu cao hơn giới hạn bình thường có thể cho thấy tuyến giáp đang suy giảm hoạt động (hay suy giáp). Trong khi mức TSH thấp có thể gợi ý về tình trạng tuyến giáp hoạt động quá nhiều gây cường giáp. Tương tự, nồng độ hormone tuyến giáp T3, T4 tăng cao hoặc giảm thấp cũng có thể cho thấy các bất thường tại tuyến này.

TSH được tạo ra bởi tuyến yên (tuyến nhỏ nằm dưới não) có chức năng điều hòa hoạt động của tuyến giáp. 

TSH được tạo ra bởi tuyến yên (tuyến nhỏ nằm dưới não) có chức năng điều hòa hoạt động của tuyến giáp.

3.2. Xét nghiệm kháng thể tuyến giáp

Xét nghiệm kháng thể tuyến giáp (TPO-Ab) được sử dụng đề xác định sự tồn tại của kháng thể tuyến giáp trong cơ thể.

Đây là xét nghiệm thường được chỉ định để chẩn đoán các bệnh tuyến giáp tự miễn như viêm tuyến giáp Hashimoto, bướu giáp Graves…

Xét nghiệm TPO-Ab khi được thực hiện kèm xét nghiệm Tg còn có có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp.

3.3. Xét nghiệm tốc độ máu lắng (lắng hồng cầu)

Xét nghiệm tốc độ lắng của hồng cầu (ESR) cho kết quả cao hơn ngưỡng giới hạn có thể gợi ý về một tình trạng viêm, bao gồm viêm tuyến giáp.

3.4. Siêu âm tuyến giáp

Là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm tần số cao để mô tả lại hình anh tuyến giáp. Siêu âm giúp bác sĩ đánh giá được kích thước, cấu trúc tuyến giáp, đồng thời phát hiện các bệnh lý, tiên lượng tính chất khối u.

Nói tóm lại, tuyến giáp bị đau có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý quan trọng. Người bệnh ngay khi phát hiện các thay đổi bất thường tại tuyến giáp cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và có hướng can thiệp hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital