Chân vòng kiềng/chữ X, gù/vẹo cột sống,… chỉ là một vài trong rất nhiều di chứng vĩnh viễn, bệnh lý còi xương có thể để lại cho trẻ. Chưa hết, bệnh lý còi xương còn có thể xuất hiện ở mọi trẻ, bao gồm cả trẻ nhỏ và trẻ đang ở trong độ tuổi thiếu niên. Rất may mắn, cách phòng tránh bệnh còi xương không phức tạp. Nếu đây là kiến thức bố mẹ chưa thấu đáo, đọc ngay bài viết sau của Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!
Menu xem nhanh:
1. Khái quát về bệnh lý còi xương ở trẻ
1.1. Khái niệm
Thế nào là bệnh lý còi xương? Theo chuyên gia, còi xương là một dạng loạn dưỡng xương, xuất hiện phổ biến ở trẻ em, bao gồm trẻ nhỏ và trẻ đang ở trong độ tuổi thiếu niên, với tỷ lệ còi xương ở trẻ nhỏ (phần lớn là trẻ 6 – 36 tháng tuổi) là lớn hơn so với tỷ lệ còi xương ở trẻ đang ở trong độ tuổi thiếu niên.
1.2. Nguyên nhân
Về nguyên nhân còi xương, các chuyên gia đã xác định được rất nhiều. Trong đó, hầu hết các ca còi xương đều phát sinh từ tình trạng thiếu Vitamin D, Canxi, Phốt pho. Lý giải hiện tượng này, chuyên gia chia sẻ: Canxi và Phốt pho là 2 khoáng chất tuyệt đối không thể thiếu trong củng cố và xây dựng hệ xương – khớp của con người, trong đó, tất nhiên có trẻ em. Còn Vitamin D là Vitamin tuyệt đối không thể thiếu trong quá trình cơ thể hấp thụ Canxi và Phốt pho. Ngoài thiếu Vitamin D, Canxi và Phốt pho, thiếu Vitamin K2 (MK – 7) cũng có thể là nguyên nhân “tương đối chính” khiến trẻ bị còi xương. Bởi Vitamin K2 là Vitamin giữ nhiệm vụ hỗ trợ vận chuyển Vitamin D từ máu vào xương.
Đối với những ca còi xương không khởi phát từ thiếu Vitamin và khoáng chất, nguyên nhân của chúng có thể là: Yếu tố di truyền; trẻ mắc một số bệnh lý đặc thù có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình cơ thể hấp thụ và chuyển đổi dinh dưỡng, như các bệnh lý xơ – nang, bệnh Celiac, bệnh viêm ruột, bệnh thận,…; trẻ sử dụng một số thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình cơ thể hấp thụ và chuyển đổi dinh dưỡng, như thuốc chống virus, thuốc chống động kinh,…; dậy thì sớm; sống thiếu khoa học, như: Lười vận động, ít tắm nắng, ít uống nước, ngủ muộn,…
1.3. Triệu chứng
Dấu hiệu nhận biết còi xương ở trẻ em là khá đặc trưng. Theo đó, trẻ còi xương thường có một vài hoặc tất cả những biểu hiện sau: Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, trằn trọc, lục xục; đổ mồ hôi trộm; rụng tóc, đặc biệt là tóc gáy; răng mọc lộn xộn, yếu và thường phát sinh vấn đề bất thường; đau nhức xương khớp; chán ăn; lá lách to; da xanh xao; chậm vận động; chậm phát triển chiều cao;…
1.4. Biến chứng
Chân vòng kiềng/chữ X, gù/vẹo cột sống,… là các dạng khác nhau của di chứng dị dạng xương vĩnh viễn do còi xương. Ngoài 3 dạng này, dị dạng xương do còi xương còn có một dạng phổ biến nữa là dị dạng xương chậu. Dị dạng này nếu tồn tại ở nữ giới, sẽ gây trở ngại trầm trọng cho quá trình mang thai và sinh nở. Bên cạnh dị dạng xương, còi xương còn làm tăng nguy cơ loãng xương và hạn chế chức năng hô hấp khi trẻ trưởng thành.
2. Cách phòng tránh bệnh còi xương: 4 khuyến cáo quan trọng
Còi xương là bệnh lý hoàn toàn có thể dự phòng. Theo đó, để hạn chế nguy cơ trẻ còi xương, bố mẹ phải tuân thủ một số khuyến cáo quan trọng sau:
– Trong thai kỳ và trong giai đoạn cho con bú, mẹ phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm: Tinh bột, chất béo, đạm, Vitamin và khoáng chất. Trong đó, đặc biệt lưu ý bổ sung thực phẩm giàu Vitamin D, Canxi và Phốt pho. Ngoài ra, mẹ nên tắm nắng mỗi ngày 10 – 30 phút, trước 9 giờ sáng. Nếu thai kỳ tháng thứ 7 của mẹ rơi vào mùa đông, mẹ có thể bổ sung Vitamin D3 bằng viên uống.
– Trẻ sơ sinh 6 tháng đầu nên được bú mẹ hoàn toàn. Tương tự chế độ dinh dưỡng của mẹ, chế độ dinh dưỡng của trẻ ăn dặm cũng phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm: Tinh bột, chất béo, đạm, Vitamin và khoáng chất; đặc biệt là nhóm Vitamin và khoáng chất.
– Trẻ từ 1 tháng tuổi cần được tắm nắng mỗi ngày 15 phút, trước 9 giờ sáng, trong điều kiện ánh nắng chiếu trực tiếp lên toàn bộ bề mặt da. Bằng cách này, 7-dehydro-cholesterol – tiền chất Vitamin D ở dưới da sẽ được hoạt hóa, trở thành Vitamin D hàm lượng cao. Vào mùa đông, trẻ nên được bổ sung Vitamin D3 bằng viên uống. Việc bổ sung viên uống Vitamin D3 này có thể được thực hiện lại mỗi 6 tháng một lần.
– Trẻ từ 3 tuổi nên được vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, thông qua việc chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga,…
Về cơ bản, dự phòng còi xương ở trẻ nhỏ chỉ bao gồm những khuyến cáo trên. Tuy nhiên, thực hiện những khuyến cáo này (đặc biệt là việc bổ sung Vitamin và khoáng chất bằng viên uống) sao cho hiệu quả có thể sẽ khác nhau ở mỗi trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ thăm khám với chuyên gia để được hướng dẫn chi tiết cách thức thực hiện hoàn toàn phù hợp với bé của bố mẹ.
Phía trên là cách phòng tránh bệnh còi xương và nhiều thông tin cơ bản nhưng hữu ích khác về bệnh lý này. Hy vọng rằng với chúng, bố mẹ có thể bảo vệ trẻ toàn diện trước bệnh lý còi xương. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, đừng ngần ngại, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!