Trào ngược dạ dày thực quản (GERD), được nhiều người gọi là trào ngược, là bệnh lý phổ biến do dịch vị từ dạ dày trào lên thực quản kèm theo một loạt biểu hiện gây khó chịu. Bài viết này hãy cùng TCI tìm hiểu về triệu chứng trào ngược và cách chẩn đoán bệnh lý này.
Menu xem nhanh:
1. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) được hiểu như thế nào?
1.1. Lý giải trào ngược và các nguyên nhân
GERD, hay bệnh trào ngược dạ dày thực quản, là một tình trạng tiêu hóa phổ biến có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em, nhưng phổ biến hơn ở người lớn. Theo số liệu từ MSD, khoảng 10-20% người trưởng thành từng trải qua tình trạng này ít nhất một lần trong đời.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có đặc điểm là các chất trong dạ dày trào ngược vào thực quản, hầu họng và đường hô hấp. Người bệnh có thể nhận biết hiện tượng này rõ ràng nhất qua triệu chứng ợ nóng và trớ. Các triệu chứng trào ngược thường khó chịu, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, thậm chí gây ra nhiều tổn thương và biến chứng.
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trào ngược dịch vị là do cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả, tình trạng thoát vị hoành hoặc một số yếu tố cơ học khác. Bên cạnh đó, các yếu tố khác cũng có thể góp phần vào tình trạng này bao gồm bệnh lý dạ dày, nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp), chế độ ăn uống không hợp lý, và tình trạng thừa cân.
1.2. Mức độ bệnh
Thông thường thì trào ngược dạ dày thực quản được các chuyên gia phân thành 5 cấp độ chính với độ nặng tăng dần như sau:
– Mức độ 0: Lượng acid trào ngược lên thực quản không đủ để gây tổn thương hoặc viêm loét. Triệu chứng ợ nóng ở mức độ này không rõ ràng và dễ bị nhầm với hiện tượng sinh lý bình thường.
– Mức độ A: Đây là mức độ phổ biến nhất, chiếm 90% các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản. Acid gây tổn thương nhẹ cho thực quản, gây ra các triệu chứng như nóng rát ở xương ức, ợ chua, và cảm giác nghẹn khi nuốt, nhưng không gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
– Mức độ B: Người bệnh có các triệu chứng rõ rệt hơn như khó nuốt và cảm giác nghẹn khi nuốt do thực quản bị viêm nhiễm. Có các vết trợt trên niêm mạc thực quản dài hơn 5mm, có thể tập trung hoặc phân tán.
– Mức độ C: Thực quản tiếp xúc liên tục với lượng acid trào ngược nhiều, dẫn đến việc hình thành các vết loét và thay đổi màu sắc cũng như cấu trúc tế bào lót ở phần dưới của thực quản, có thể dẫn đến Barrett thực quản. Triệu chứng bao gồm ợ nóng, khó nuốt, buồn nôn hoặc nôn ra máu, và đau ngực.
– Mức độ D: Tổn thương ở thực quản lan rộng, triệu chứng trào ngược dạ dày xuất hiện thường xuyên và liên tục. Bệnh nhân gặp tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất và mức độ này có nguy cơ cao phát triển thành ung thư thực quản.
2. 7 triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày bạn cần biết
2.1. Triệu chứng trào ngược: Ợ trớ, ợ nóng
Các triệu chứng phổ biến nhất của trào ngược dạ dày thực quản bao gồm ợ nóng, ợ chua, và ợ hơi. Những dấu hiệu này thường dễ bị nhầm lẫn với các hiện tượng sinh lý thông thường. Người bệnh thường cảm nhận cảm giác nóng rát và đau sau xương ức, có thể lan lên cổ, đặc biệt sau khi ăn hoặc khi cúi người về phía trước.
Các triệu chứng khác của trào ngược dạ dày thực quản như ợ chua và ợ hơi thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn. Khi ợ, người bệnh có thể cảm nhận vị chua trong miệng. Ợ chua và ợ hơi thường đi kèm với ợ nóng.
Ợ trớ là biểu hiện rõ rệt của trào ngược, thường xảy ra nhiều hơn khi gập người, cúi xuống, sau khi ăn no hoặc uống nhiều nước, và có thể gây thức giấc vào ban đêm do trào ngược xảy ra trong lúc ngủ.
2.2. Triệu chứng trào ngược: Buồn nôn, nôn ọe
Người bị trào ngược dạ dày thực quản thường có khả năng bị buồn nôn hoặc nôn khi ăn quá no. Các triệu chứng này có thể xảy ra ngay sau khi ăn và thường được nhận diện dễ dàng khi có cảm giác nghẹn ở vùng cổ, gây khó chịu cho người bệnh.
Điều này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn với tình trạng bội thực, một hiện tượng xảy ra khi người bệnh ăn quá nhiều, gây cảm giác khó chịu và buồn nôn tạm thời. Vì vậy, nếu bạn gặp phải các triệu chứng này kéo dài, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra có phải bạn đang mắc phải trào ngược dạ dày thực quản hay không.
2.3. Cảm giác đắng miệng, tình trạng hôi miệng
Triệu chứng của việc acid dạ dày trào ngược lên thực quản bao gồm cả cảm giác đắng miệng và hôi miệng, thường do sự kết hợp của acid dạ dày và dịch mật. Đây là kết quả của sự rối loạn vận động dạ dày và thần kinh, dẫn đến sự mở to bất thường của van môn vị. Khi van môn vị mở rộng, dịch mật có thể trào lên và hòa lẫn với acid dạ dày, từ đó gây ra các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản như cảm giác đắng miệng và hôi miệng.
2.4. Triệu chứng đau tức thượng vị
Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản thường bao gồm đau tức vùng thượng vị, do acid dạ dày trào ngược lên làm kích thích các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản. Điều này gây ra cảm giác co thắt hoặc đè nén ở ngực và các vị trí xung quanh. Đôi khi, cơn đau có thể lan rộng ra đến cánh tay hoặc lưng, tùy thuộc vào mức độ và vị trí của trào ngược.
2.5. Tiết nhiều nước bọt
Nếu bạn thấy miệng nổi nhiều nước bọt, đây có thể là dấu hiệu của sự trào ngược dạ dày. Khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản, cơ thể có thể tự phản ứng bằng cách sản xuất nước bọt để làm giảm độ acid trong dạ dày. Đừng bỏ qua bất kỳ biểu hiện nào của hiện tượng này, vì nó có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
2.6. Tình trạng khó nuốt
Các triệu chứng của việc dạ dày thực quản trào ngược khó nuốt thường xảy ra phổ biến ở những người mắc phải bệnh mức độ B trở lên. Khi thực quản phải chịu sự tác động liên tục từ axit dạ dày, dẫn đến tổn thương niêm mạc và sưng tấy. Điều này có thể gây ra các cảm giác như nghẹn, vướng ở họng và gây khó khăn trong việc nuốt thức ăn.
2.7. Triệu chứng trào ngược: Khàn giọng và ho
Các triệu chứng của việc acid dạ dày trào ngược có thể ảnh hưởng tiêu cực đến dây thanh quản của bệnh nhân. Những biểu hiện phổ biến của trào ngược dạ dày thực quản bao gồm khàn giọng và ho, mà có thể xuất hiện do sự tổn thương của dây thanh quản. Bệnh nhân mắc bệnh này thường gặp khó khăn trong việc nói chuyện và có thể bị khàn giọng do sự viêm phù của dây thanh quản. Nếu không được điều trị kịp thời, những triệu chứng này có thể dẫn đến tình trạng ho kéo dài.
3. Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản
– Nội soi dạ dày thực quản cho phép quan sát trực tiếp niêm mạc của dạ dày và thực quản để phát hiện các tổn thương có thể có.
– Sử dụng chụp X-quang thực quản với thuốc cản quang để giám sát quá trình nuốt và phát hiện các dấu hiệu bất thường trong thực quản.
– Đo pH thực quản suốt 24 giờ giúp đánh giá mức độ axit trong thực quản qua từng giai đoạn của ngày, từ đó cung cấp thông tin chi tiết về tính chất, cường độ, tần suất, và thời gian của hiện tượng trào ngược dạ dày. Phương pháp này cũng hỗ trợ trong việc phân biệt với các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự.
– Xét nghiệm đo áp lực và nhu động thực quản HRM giúp đánh giá chức năng của cơ thắt dưới thực quản và phát hiện các bất thường trong động lực học của thực quản. Đây là phương pháp quan trọng để đánh giá các yếu tố gây ra triệu chứng như ợ hơi, khó nuốt mà không liên quan đến hiện tượng trào ngược.
Thu Cúc TCI là một trong ít các cơ sở y tế áp dụng kỹ thuật đo pH thực quản suốt 24 giờ và đo áp lực và nhu động thực quản HRM, cung cấp cho bác sĩ những công cụ chẩn đoán hiện đại từ các triệu chứng trào ngược. Từ đó phác đồ điều trị được chính xác và hiệu quả hơn.