Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp xảy ra ở các khớp, gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu gối xương sụn.
Menu xem nhanh:
1.Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mạn tính, kéo dài theo thời gian và không thể được chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh hình thành do những rối loạn tự miễn bên trong cơ thể. Lúc này hệ thống miễn dịch sẽ tấn công vào các mô cơ thể.
Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc khớp, gây ra tình trạng sưng đau. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến mòn xương, làm biến dạng khớp, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Viêm khớp dạng thấp dù không thể điều trị dứt điểm nhưng nếu có phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách, sẽ ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm.
Theo số liệu thống kê, trong 100 người trưởng thành sẽ có từ 1-5 người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Trong đó, nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới, nhất là phụ nữ mang thai.
2. Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp
2.1. Đau và sưng
Các triệu chứng chính của bệnh viêm khớp dạng thấp là đau, cứng và sưng các khớp bị ảnh hưởng. Những triệu chứng này có tính đối xứng. Nghĩa là triệu chứng xuất hiện ở một bên cơ thể cũng sẽ xuất hiện ở bên còn lại. Tuy nhiên người bệnh có thể cảm thấy đau ở một bên nhiều hơn.
Theo University of Maryland Medical Center, các cơn đau và cứng khớp phổ biến vào buổi sáng và sẽ kéo dài ít nhất 1 giờ. Thời gian bị cứng khớp là một trong những điểm khác biệt giữa viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Cụ thể cứng khớp do viêm xương khớp thường giảm dần trong vòng 30 phút.
2.2. Mệt mỏi
Mệt mỏi là một triệu chứng của viêm khớp dạng thấp thường gặp. Theo Arthritis Foundation, tình trạng mệt mỏi khi phải trải qua những cơn đau và các triệu chứng khác của bệnh viêm khớp dạng thấp, có thể khiến người bệnh bị căng thẳng và trầm cảm. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng chúng ta vẫn có thể làm giảm sự mệt mỏi bằng cách tìm ra nguyên nhận chính xác gây ra tình trạng này.
Người bệnh có thể ghi chép lại nhật ký về chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Sau đó xác định xem liệu các hoạt động này có gây mệt mỏi không, ảnh hưởng như thế nào đến năng lượng cơ thể. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để biết người bệnh có bị thiếu máu hay không.
2.3. Các triệu chứng khác
Theo báo cáo về triệu chứng ban đầu của viêm khớp dạng thấp bao gồm chán ăn, suy nhược và đau nhức bắp thịt. Khi bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, bàn tay hoặc bàn chân của người bệnh bị biến dạng, xanh xao, sốt nhẹ và/hoặc tê các chi bị ảnh hưởng.
2.4. Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên
Mayo Clinic cho biết các triệu chứng bệnh viêm khớp thanh thiếu niên bao gồm sốt và/hoặc phát ban. Cả hai triệu chứng này đều có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh chóng. Ngoài ra các hạch bạch huyết và mắt cũng có nguy cơ bị sưng.
Tình trạng viêm mắt này rất nghiêm trọng vì nó có thể dẫn tới mù lòa. Đau, sưng, cứng khớp bị ảnh hưởng là triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên. Những triệu chứng này có thể khiến người bệnh đi đứng khập khiễng.
3. Chế độ sinh hoạt dành cho người viêm khớp dạng thấp
Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ đầy đủ và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện chế độ sinh hoạt và lao động hợp lý. Kết hợp các phương pháp này sẽ giúp bệnh được cải thiện hiệu quả hơn.
Người bị viêm khớp dạng thấp cần hạn chế hoặc tránh những động tác có thể gây hại cho khớp. Chú ý khi viết, cầm đồ vật, ấn nút…
Khi bị viêm khớp dạng thấp, người bệnh nên kiêng hoặc hạn chế sử dụng các thực phẩm sau:
– Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn chứa nhiều chất béo bão hoà.
– Các thực phẩm như: chuối tiêu, thịt chó, các loại cà, canh cua không tốt cho bệnh viêm khớp dạng thấp.
– Nội tạng động vật chứa nhiều photpho, gây mất canxi trong xương, khiến xương yếu đi và dễ bị sưng viêm.
– Sử dụng nhiều rượu, bia quá mức khi đang điều trị bệnh.
Bên cạnh đó, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên bổ sung các thực phẩm:
– Bông cải xanh, bắp cải: Hợp chất sulforaphane có thể giúp làm chậm tổn thương ở sụn khớp.
– Thực phẩm giàu acid béo omega-3 có nhiều trong mỡ cá thu, cá ngừ, cá hồi…
– Canxi: Có trong sữa và các sản phẩm từ sữa.
Song song với điều chỉnh chế độ ăn, người bệnh cần tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên để duy trì sự dẻo dai cho xương khớp, giúp phục hồi bệnh nhanh chóng.
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc đặt lịch khám, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo tổng đài 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.