Trị tiêu chảy cho bé thông qua dinh dưỡng và những lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Với những trẻ ở độ tuổi 6 tháng đến 2 tuổi, tiêu chảy là tình trạng thường dễ xảy ra. Khi bị tiêu chảy, trẻ thường chán ăn, giảm cân, kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng. Làm sao để trị tiêu chảy cho bé tại nhà mà vẫn hiệu quả, an toàn là thắc mắc của không ít cha mẹ.

1. Dùng dinh dưỡng để điều trị tiêu chảy cho trẻ, cha mẹ có biết?

Tiêu chảy là hiện tượng trẻ bị đi ngoài nhiều kèm theo phân lỏng và nhiều nước hơn so với bình thường, đôi khi kèm mùi hôi của phân. Thời gian bị tiêu chảy ở trẻ có thể lên đến 2 tuần. Trong đó, 2-3 ngày đầu là thời điểm tiêu chảy nặng nhất, những ngày sau tình trạng bệnh có thể giảm dần và đi đến hết hẳn nếu được chăm sóc đúng cách. Xác định nguyên nhân gây ra tiêu chảy chính là phương án tốt nhất để điều trị tiêu chảy cho trẻ.

Hầu hết nguyên nhân khiến cho trẻ bị tiêu chảy đều có liên quan đến vấn đề dinh dưỡng như:

– Thức ăn của trẻ không được chế biến cẩn thận, đảm bảo vệ sinh, có khả năng trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng thông qua thức ăn.

trị tiêu chảy cho bé

Ăn uống thiếu vệ sinh là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ tiêu chảy

– Trẻ bị dị ứng hoặc không chuyển hóa được một số loại thực phẩm nào đó.

– Chế độ ăn uống của trẻ có vấn đề, ăn quá nhiều, ăn không hợp lý cũng có thể là một nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

– Ngoài ra, nhiễm trùng đường hô hấp, hội chứng ruột kích thích, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể khiến trẻ gặp tình trạng tiêu chảy cấp.

Nguyên tắc khi điều trị tình trạng tiêu trẻ cho trẻ đó là dựa vào dinh dưỡng song song với uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ.

– Với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính của trẻ là sữa. Nên cho trẻ uống sữa mẹ hoàn toàn vì sữa mẹ không những làm giảm tình trạng tiêu chảy, tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp lợi khuẩn và nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất với cá thể trẻ. Khi trẻ gặp tình trạng tiêu chảy, mẹ nên cho trẻ tăng cữ bú so với thông thường để đáp ứng đủ nước và chất dinh dưỡng.

– Với trẻ em trên 6 tháng tuổi, đã ăn dặm và lượng thức ăn nạp vào cơ thể cũng đa dạng. Cha mẹ cần chọn lựa những loại thực phẩm tươi sống, chế biến sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, thức ăn cần được nấu kỹ. Trong quá trình ăn dặm nếu nhận thấy trẻ đang bị dị ứng với thực phẩm gì thì cần chú ý hoặc loại ra khỏi thực đơn những thức ăn khiến trẻ bị dị ứng.

2.Điều trị tiêu chảy cho trẻ thông qua chế độ ăn uống

2.1. Nên ăn những loại thực phẩm gì để trị tiêu chảy cho bé?

Trẻ sẽ biếng ăn, còi cọc, suy dinh dưỡng nếu bị tiêu chảy nhiều lần. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị mất nước dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn về sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến tăng trưởng của trẻ. Để đối phó với tình trạng này, nên chú trọng đến chế độ ăn uống của trẻ. Có thể dùng những thực phẩm sau để giúp trẻ không còn tiêu chảy:

– Gừng: Đây là dược liệu rất hiệu quả trong điều trị các vấn đề về tiêu hóa. Gừng có tác dụng giảm nhu động ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa trong đường tiêu hóa, giảm đầy hơi nhờ đó làm giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn, đi ngoài.

– Gạo tẻ: Thực phẩm xuất hiện thường xuyên trong các bữa cơm của gia đình lại là nguyên liệu giúp cho bé giảm tình trạng tiêu chảy. Gạo không chỉ cung cấp tinh bột mà còn hỗ trợ nhu động ruột hoạt động, làm phân cứng hơn, giảm tiêu chảy.

– Bánh mỳ: loại thực phẩm giúp giữ nước trong cơ thể, ngăn chặn tình trạng đi ngoài và mất nước dễ dàng hơn.

trị tiêu chảy cho bé

Có nhiều loại thực phẩm có công dụng giảm tiêu chảy

– Súp gà: loại thức ăn mềm lỏng giúp cung cấp nước cho cơ thể, đồng thời bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ sức khỏe để trẻ nhanh khỏi tiêu chảy hơn.

– Khoai tây: thành phần tinh bột và chất xơ trong khoai tây giúp cải thiện trông thấy tình trạng đi ngoài phân lỏng ở trẻ.

– Thịt: cung cấp protein giúp trẻ có nhiều dưỡng chất hơn để cơ thể và hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Chính vì vậy, cha mẹ nên đảm bảo lượng thịt cần thiết để cung cấp cho trẻ mỗi khi gặp tình trạng đi ngoài. Cha mẹ nên chế biến bằng cách luộc hoặc hầm nhừ, hạn chế chiên rán hay xào, dầu mỡ sẽ làm cho tình trạng đi ngoài trở nên nặng hơn.

– Sữa chua: Trong sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, làm giảm các triệu chứng đi ngoài nhanh hơn.

– Chuối: lượng kali trong chuối sẽ giúp cho điện giải được bổ sung, hấp thu các chất lỏng thừa trong cơ thể trẻ, thúc đẩy lợi khuẩn phát triển.

– Hồng xiêm: Có tác dụng làm sạch dạ dày, kích thích và cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ.

– Ổi: vitamin C trong ổi có tác dụng nâng cao đề kháng và cải thiện đường tiêu hóa cho trẻ.

2.2. Cha mẹ cần biết kiêng ăn gì để trị tiêu chảy cho bé

Ngoài những thực phẩm nên cho trẻ ăn để chấm dứt nhanh tình trạng tiêu hóa, phụ huynh cũng cần để ý không cho trẻ ăn những loại thực phẩm sau để không làm tình trạng đi ngoài nặng hơn:

– Sữa tươi: Là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ không nên cho trẻ uống sữa vì đạm sữa có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn, tăng số lần đi ngoài.

– Hạn chế ăn đồ ngọt, nước ép hoa quả

– Hải sản: chứa nhiều nguy cơ khiến trẻ bị dị ứng đạm

– Thực phẩm dầu mỡ

3. Cha mẹ cần lưu ý khi áp dụng cách chăm sóc cho trẻ bị tiêu chảy tại nhà

Ngoài việc lưu tâm đến chế độ ăn uống, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau để giúp trẻ nhanh hồi phục:

trị tiêu chảy cho bé

Cho trẻ đi khám nếu thấy trẻ có nhiều bất ổn về đường tiêu hóa

– Uống đủ nước. Việc tiêu chảy khiến cho trẻ bị mất đi một lượng nước đáng kể trong cơ thể. Chính vì vậy, bổ sung đủ nước cho trẻ là rất cần thiết. Ngoài ra, có thể bổ sung oresol cho trẻ theo sự hướng dẫn của bác sĩ

– Dùng men vi sinh để làm tăng lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp cân bằng hệ tiêu hóa cho trẻ, nhanh chấm dứt tiêu chảy.

– Không tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm đi ngoài hoặc các loại kháng sinh. Mọi loại thuốc khi cho trẻ uống đều cần sự chỉ định và ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Cho trẻ dùng thuốc tự ý là đang làm hại trẻ, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ. Chính vì vậy, khi thấy con gặp các vấn đề về sức khỏe, việc cần làm đầu tiên là đưa trẻ đi khám.

– Quan sát hình thái của phân trẻ nhằm phát hiện sớm những bất thường trong hệ tiêu hóa để có thể sớm đối phó.

– Theo dõi các biểu hiện bất thường khác trong quá trình trẻ bị tiêu chảy như: đột ngột sốt cao, đi ngoài ra máu,…cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết.

Tiêu chảy là tình trạng thường thấy ở rất nhiều trẻ nhỏ. Cha mẹ cần theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách, chú ý chế độ ăn uống, dinh dưỡng để trẻ nhanh chóng hồi phục.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital