Trẻ ngủ ngáy có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nghiêm trọng liên quan tới sức khỏe. Bố mẹ không nên chủ quan mà hãy cho bé đi khám để xác định rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả. Hết ngủ ngáy, bé sẽ có một giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn và một sức khỏe tốt hơn.
Menu xem nhanh:
1. Ngủ ngáy ở trẻ là gì?
Ngủ ngáy ở trẻ là một hiện tượng xuất hiện các cách cấu trúc hệ hô hấp của bé bắt đầu có sự rung vì có sự xuất hiện của những vật cản đường thở. Chính rung động này đã làm xuất hiện những âm thanh (tiếng ngáy) ở đường thở trong cơ thể trẻ.
Ngủ ngáy ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, tình trạng trẻ ngủ ngáy có thể được chia làm 2 loại cơ bản, bao gồm:
– Ngủ ngáy sinh lý: là tình trạng bình thường có thể gặp ở trẻ. Nguyên nhân có thể do khoang mũi và đường thở của bé ở những tháng đầu mới sinh còn nhỏ, dẫn đến sự ma sát không khí và gây nên hiện tượng ngủ ngáy. Với loại ngủ ngáy sinh lý này, bé càng lớn, khoang mũi rộng ra thì sẽ hết ngủ ngáy.
– Ngủ ngáy bệnh lý: là tình trạng bé bị ngủ ngáy do mắc phải bệnh một bệnh lý nào đó. Trường hợp này cần được phát hiện và điều trị bệnh sớm để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngủ ngáy bệnh lý
Nếu bé xuất hiện các dấu hiệu sau thì rất có thể bé đã bị ngủ ngáy bệnh lý:
– Bé khi ngủ phát ra tiếng ngáy to, tình trạng kéo dài hơn 3 ngày/tuần vẫn không dứt;
– Trẻ ngủ ngáy còn xuất hiện thêm các triệu chứng đi kèm như thở gấp, phải gắng sức để thở, rối loạn thở lúc ngủ hay thậm chí là ngừng thở khi ngủ.
3. Những nguyên nhân gây ngủ ngáy bệnh lý ở trẻ
Ngủ ngáy bệnh lý ở trẻ chính là dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp vấn đề về sức khỏe, cần được điều trị. Việc xác định đúng nguyên nhân trẻ ngủ ngáy do mắc bệnh gì sẽ giúp tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất cho bé. Dưới đây là các bệnh bé có thể đang gặp phải gây nên tình trạng ngáy khi ngủ:
– Bé bị béo phì. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bé khi bị thừa cân béo phì rất dễ dẫn tới ngủ ngáy. Nguyên nhân là bởi khi trẻ bị béo phì, đường thở bị thu hẹp và làm tăng lên nguy cơ rối loạn ngưng thở, trong đó có chứng ngáy to;
– Bé bị dị ứng. Sự tác động của các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, bụi, thời tiết… sẽ khiến các mô bên trong mũi, họng của bé bị viêm và tắc nghẽn. Chính những yếu tố này gây nên chứng ngủ ngáy ở trẻ em.
– Bé bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bé khi bị cảm cúm và cảm lạnh sẽ gây ra tình trạng nghẹt mũi, gặp khó khăn trong việc thở và khi ngủ xuất hiện tình trạng ngủ ngáy.
– Bé bị sưng amidan. Khi amidan của bé bị sưng to sẽ vô tình làm hạn chế khả năng lưu thông không khí của đường thở của trẻ và gây nên ngủ ngáy.
– Bé bị hen suyễn. Bé khi mắc hen suyễn sẽ gây những khó khăn trong việc hít thở và dẫn đến triệu chứng ngủ ngáy.
4. Ngủ ngáy ở trẻ có nguy hiểm không?
Trường hợp bé chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện tình trạng ngủ ngáy và kèm theo tiếng thở khò khè, nghẹt mũi thì đây thuộc loại ngủ ngáy sinh lý. Bố mẹ không cần quá lo ngại. Tình trạng này sẽ mất đi khi trẻ vào giai đoạn ngủ tiếp theo hoặc khi tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp của bé được cải thiện.
Tuy nhiên, nếu tình trạng ngủ ngáy kéo dài không những làm ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ củabé mà còn gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé:
– Ngủ ngáy gây rối loạn hô hấp khi ngủ ở bé. Ngủ ngáy có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về hô hấp khi bé đang ngủ, ví dụ như tắc nghẽn mũi, viêm amidan, viêm họng hoặc khí quản nhỏ. Những vấn đề này có thể làm gián đoạn quá trình thở của trẻ khi ngủ, gây ra chứng rối loạn thở khi ngủ (sleep-disordered breathing). Rối loạn này có thể dẫn đến sự suy giảm oxy trong máu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ;
– Ngủ ngáy làm giảm khả năng sản xuất hormone tăng trưởng ở bé, khiến cơ thể bé chậm phát triển, bao gồm cả phát triển chiều cao;
– Trẻ dễ bị mắc chứng béo phì hơn. Do giấc ngủ kém và cảm thấy mệt mỏi, trẻ ngủ ngáy thường có xu hướng ít tham gia vào hoạt động thể chất. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu vận động và tăng nguy cơ béo phì ở trẻ;
– Trẻ bị tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về phổi, rối loạn tim mạch và tăng huyết áp.
Xuất phát từ những hệ lụy sức khỏe trên, các bố mẹ hãy thường xuyên quan sát và phát hiện sớm nếu bé xuất hiện dấu hiệu ngủ ngáy bệnh lý. Bố mẹ hãy cho bé đi khám để xác định rõ nguyên nhân gây ngủ ngáy và có cách điều trị phù hợp, giúp hạn chế tối đa những tác động xấu đến sức khỏe của bé.
5. Những cách điều trị ngủ ngáy ở trẻ em cha mẹ nên biết
Như đã khẳng định, với trường hợp bé ngủ ngáy sinh lý, do khoang mũi và đường thở của bé ở những tháng đầu mới sinh còn nhỏ, thì khi lớn hơn tình trạng ngủ ngáy sẽ tự động hết. Còn đối với trường hợp bé ngủ ngáy bệnh lý, bố mẹ cần cho bé đi khám để xác định nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp. Bé cần được điều trị bệnh lý đang mắc phải trước thì chứng ngủ ngáy do bệnh lý đó cũng sẽ dần hết.
Tóm lại ngủ ngáy không những làm cho chất lượng giấc ngủ của bé bị giảm sút mà còn tiềm ẩn những nguy hại đáng lo về sức khỏe của bé. Nếu trẻ ngủ ngáy do bệnh lý không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh có thể gây cản trở sự phát triển trí não bé, thậm chí gây tình trạng ngưng thở và dẫn đến tử vong trong khi bé đang ngủ. Do đó, khi quan sát thấy bé xuất hiện dấu hiệu ngủ ngáy bệnh lý, bố mẹ đừng chủ quan mà hãy cho bé đến ngay TCI cơ sở gần nhất để được bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm hỗ trợ khám và điều trị nhé.