Trẻ đau bụng buồn nôn là dấu hiệu cảnh báo cho khá nhiều bệnh lý từ nhẹ như rối loạn tiêu hóa cho đến các bệnh nguy hiểm đến sức khoẻ. Nếu như thấy bé liên tục bị đau ở khu vực quanh rốn kèm theo nôn trớ nhiều, ăn không tiêu thì hãy nghĩ đến 4 bệnh phổ biến sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Ngộ độc thực phẩm khiến trẻ đau bụng nôn trớ
1.1 Trẻ đau bụng buồn nôn do ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm rất dễ phát hiện ra. Vì biểu hiện thường xuất hiện ngay sau khi trẻ ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc. Bé bị ngộ độc thường có cảm giác buồn nôn và nôn trớ ngay. Kèm theo đó là đau bụng, tiêu chảy nhiều lần.
Các triệu của ngộ độc thực phẩm thường rất nặng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi vì cơ thể trẻ dễ tổn thương. Trường hợp các bé bị ngộ độc thực phẩm do nôn và đi ngoài nhiều, bị mất nước dễ dẫn đến sốc nhiễm khuẩn. Chính vì thế, bố mẹ cần phải rất lưu ý đến những dấu hiệu mất nước của trẻ điển hình là sốt cao, khô miệng, khô môi, mắt trũng, khát nước, thở nhanh.
1.2 Cách xử lý khi trẻ trẻ đau bụng buồn nôn do bị ngộ độc thức ăn
Khi trẻ có những dấu hiệu bị ngộ độc bố mẹ phải tìm chính xác món ăn gây bệnh. Và dừng ngay không cho trẻ ăn món đó nữa.
Phụ huynh cần bổ sung oresol cho trẻ để bù nước, điện giải. Nếu không, tình trạng mất nước trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng của bé. Nguyên tắc cho trẻ uống oresol là uống từ từ, không uống quá nhiều cùng 1 lúc. Trong thời gian trẻ bị bệnh nên cho ăn thực phẩm lành tính. Ví dụ như cháo loãng thịt nạc với cà rốt, khoai tây hoặc bí đỏ. Đây là những thực phẩm có khả năng tạo khuôn cho phân, giúp tình trạng mất nước đỡ trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy lúc này. Vì trong nhiều trường hợp, uống thuốc cầm đi ngoài là tác nhân càng khiến vi khuẩn, độc tố từ thực phẩm có thể lưu lại trong hệ tiêu hóa của trẻ lâu hơn, khiến bụng bị đầy hơi, chướng bụng rất khó chịu.
2. Bé đau bụng buồn nôn do nhiễm giun
Nhiễm giun đường ruột là tình trạng trẻ nào cũng có thể gặp với những triệu chứng điển hình như:
– Trẻ đau bụng xung quanh vùng rốn, bụng to bất thường, cơ thể gầy yếu. Trẻ có thể nôn ra giun hoặc đi ngoài ra giun.
– Trẻ nhiễm giun thường ngủ không ngon giấc. Đôi khi trẻ đái dầm, hay quấy khóc do bị ngứa hậu môn vào ban đêm.
– Bé bị rối loạn tiêu hóa, phân không đều lúc đặc lúc lỏng, có thể có máu trong phân.
– Trẻ biếng ăn hơn, hay khó chịu, cáu kỉnh, thay đổi trong hoạt động hằng ngày. Cơ thể có biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
Để đẩy lùi các triệu chứng đau bụng nôn trớ do giun gây ra, cha mẹ cần có phương pháp để phòng ngừa và điều trị nhiễm giun hữu hiệu bao gồm:
– Thực hiện tẩy giun cho trẻ nếu xét nghiệm phân có nhiều trứng giun hoặc khi trẻ có biểu hiện đi ngoài ra giun, ngứa hậu môn. Bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng dẫn chi tiết việc sử dụng loại thuốc tẩy giun phù hợp với độ tuổi và thể trạng của bé, tránh tác dụng phụ không mong muốn.
– Để phòng ngừa nhiễm giun, cần hướng dẫn trẻ cách rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra không đi chân đất để tránh giun chui qua da, không để trẻ bò lê dưới đất,…
– Nếu thấy bé bị nhiễm các loại giun như giun lươn, giun chỉ, giun đũa chó mèo…,cần đưa đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.
3. Trẻ bị đau bụng buồn trớ do viêm dạ dày
Nguyên nhân cơ bản nhất khiến xảy ra viêm dạ dày ở trẻ em đó là nhiễm khuẩn HP. Đây là một trong số ít loại vi khuẩn có thể tồn tại trong niêm mạc dạ dày của con người. Chúng gây ra nhiều vấn đề về cho hệ tiêu hóa, điển hình là viêm dạ dày tá tràng.
Dạ dày của trẻ em yếu hơn người lớn, niêm mạc dạ dày cũng dễ bị kích ứng hơn. Do đó, khi mắc bệnh trẻ thường xuyên đau bụng thất thường, tái đi tái lại nhiều lần. Trẻ hay đau ở trên rốn hoặc xung quanh rốn.
Cách xử lý bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP ở trẻ em là điều trị bằng thuốc. Kèm theo đó là những lưu ý sau:
– Chú trọng việc vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ. Nhất là rửa thật sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Trong quá trình điều trị nên cho trẻ sử dụng riêng các đồ dùng cá nhân của mình vì vi khuẩn có thể lây lan sang các thành viên trong gia đình nếu dùng chung đồ.
– Không nên để trẻ vui chơi ở các địa điểm ẩn chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh, dễ dàng tấn công trẻ và gây bệnh.
– Chế biến thức ăn cho trẻ phải chín kỹ, bảo quản tốt. Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ sống.
– Tăng cường đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Điều này để nâng cao sức đề kháng, làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và viêm dạ dày ruột.
4. Bé đau bụng nôn trớ do bị tắc ruột non
Tắc ruột non là hiện tượng một phần hoặc toàn bộ ruột non của trẻ nhỏ đang bị tắc nghẽn. Chúng khiến thức ăn không vào được đường tiêu hóa. Các nguyên nhân phổ biến có thể gây bệnh lý này là: trẻ bị nhiễm trùng, mắc bệnh viêm ruột hoặc mô sẹo lần từ phẫu thuật bụng trước.
Ngoài tình trạng đau bụng quanh rốn, nôn trớ nhiều, bé còn có thể mắc phải các tình trạng khác. Chằng hạn như: sốt, nhịp tim tăng cao, mất nước, táo bón nặng,…
Nếu thấy trẻ mắc cùng lúc những dấu hiệu này bố mẹ cần phải cho bé nhập viện. Bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định phương pháp tiêm tĩnh mạch và sử dụng thuốc để giảm nôn trớ.
Trên đây các bệnh lý phổ biến ở trẻ em mà bố mẹ cần biết khi có dấu hiệu trẻ đau bụng buồn nôn. Để đảm bảo sức khoẻ và sự phát triển toàn diện sau này, bố mẹ cần hiểu rõ về từng bệnh, nắm được các nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị khác nhau.