Sưng mí mắt là tình trạng phổ biến mà rất nhiều trẻ em hiện nay gặp phải. Theo bác sĩ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này nhưng đôi khi phụ huynh còn thiếu hiểu biết hoặc chủ quan nghĩ rằng trẻ sẽ tự khỏi sau vài ngày dẫn đến trẻ mắc các bệnh lý nghiêm trọng hơn về mắt. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về tình trạng này để các bố mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc con khoẻ mạnh.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về tình trạng sưng mí mắt
1.1 Thế nào là sưng mí mắt?
Sưng mí mắt là tình trạng phù, phồng lên xảy ra với phần mí hoặc dưới hoặc cả 2. Song song với phần mí bị sưng, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng khác. Điển hình như bị cộm mắt, ngứa mắt, rát, đau và nghiêm trọng hơn là không thể mở mắt.
Tình trạng sưng mí mắt rất thường gặp. Đối tượng bị bệnh bao gồm cả người lớn và trẻ em. Và theo nghiên cứu cho thấy hiện có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới ảnh hưởng mí mắt. Người bệnh cần xác định được đúng nguyên nhân để có phương án điều trị phù hợp.
1.2 Tình trạng sưng mí có nguy hiểm không?
Thông thường, sưng mí mắt không phải tình trạng nào quá đáng ngại, có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây lại là dấu hiệu báo động cho những vấn đề sức khỏe. Trong đó bao gồm viêm tế bào ổ mắt, viêm bờ mi, tắc ống lệ, viêm kết mạc, … Những bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ ảnh hưởng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, chúng ta hãy tới ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được kiểm tra.
2. Các nguyên nhân khiến mí mắt bị sưng
2.1 Nhiễm trùng
Vi khuẩn và virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng này. Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ là một bệnh về mắt có thể gây ra triệu chứng mí mắt bị viêm và phồng lên. Mắt trẻ thường bị đỏ, chảy nước mắt, mắt có dịch màu hơi trắng hoặc vàng, trẻ cũng cảm thấy ngứa ở mắt. Đau mắt đỏ rất dễ lây lan cho những người xung quanh nếu không có biện pháp phòng ngừa đúng cách. Đau mắt đỏ do vi khuẩn thường được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt. Đau mắt đỏ do virus thường tự biến mất trong vòng 3 – 5 ngày.
2.2 Viêm mô tế bào
Viêm mô tế bào quanh ổ mắt và hốc mắt cũng có thể gây viêm phần mí mắt. Viêm mô tế bào quanh mắt là một bệnh nhiễm khuẩn xuất hiện sau khi trẻ bị viêm xoang ở trẻ em. Vi khuẩn gây nhiễm trùng da xung quanh mắt, bao gồm cả mí mắt. Tình trạng này có thể làm trầm trọng thêm và tiến triển thành viêm mô tế bào hốc mắt nếu nhiễm trùng lan ra phía sau mắt, gây áp xe. Các triệu chứng khác bao gồm mờ mắt, đỏ mắt, đau đầu, nhìn đôi và phồng mắt.]
Viêm mô tế bào quanh ổ mắt thường đòi hỏi phải dùng kháng sinh, nhưng viêm mô tế bào hốc mắt có thể cần thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch dài hạn hoặc can thiệp phẫu thuật. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu trẻ có những triệu chứng nêu trên vì viêm mô tế bào hốc mắt có thể gây mất thị lực hoặc thậm chí tử vong.
2.3 Chấn thương
Chấn thương trực tiếp vào mắt cũng có thể gây ảnh hưởng mí mắt. Ở trẻ em, chấn thương mắt thường được gây ra bởi bút chì và các vật sắc nhọn khác như cành cây và đồ chơi . Côn trùng cắn có thể gây ra chấn thương ở mắt, đặc biệt là từ muỗi và bọ ve. Ngay cả khi mắt không bị ảnh hưởng trực tiếp, liên lạc với bác sĩ nhi khoa để kiểm tra cụ thể. Trầy xước giác mạc – vết trầy xước trên lớp bảo vệ của mắt – thường lành trong vòng 24-72 giờ sau khi bị thương. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm tại chỗ để làm giảm cơn đau khi lành mắt.
2.4 Dị ứng
Dị ứng là một nguyên nhân phổ biến của sưng mí. Trong mùa dị ứng, trẻ em dễ bị chảy nước mắt, ngứa mắt. Trẻ em cũng có thể có phản ứng dị ứng với thuốc, thực phẩm và chất tẩy rửa. Thường xuyên dụi mắt để làm giảm cảm giác ngứa có thể dẫn đến sưng. Ngoài ra, trẻ còn co thể xuất hiện quầng thâm dưới mắt là một phản ứng dị ứng theo mùa mãn tính. Tình trạng này có thể mở rộng đến mí mắt, viêm trong mắt.
Khi thấy trẻ có hiện tượng viêm ở mí mắt, mẹ đừng chủ quan tự mua thuốc chữa trị, cần đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân bệnh và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
3. Phương pháp phòng ngừa sưng mí mắt
Mí mắt gặp vấn đề gây ra nhiều khó chịu và sự bất tiện cho người bệnh trong cuộc sống thường nhật. Và đôi khi nó cũng là những dấu hiệu gây bất an cho người bệnh. Để phòng ngừa tình trạng mí sưng phồng, ta hãy thực hiện một số lưu ý sau:
– Áp dụng các phương pháp phòng tránh dị ứng mắt. Cụ thể, ta hãy đeo kính khi đi đường để bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn và ô nhiễm. Lựa chọn những đồ trang điểm lành tính. Dưỡng da vùng mắt với những sản phẩm uy tín, an toàn; …
– Khi sử dụng kính áp tròng, hãy đảm bảo vệ sinh kính và mắt đúng cách.
– Đảm bảo độ phù hợp về chế độ nghỉ ngơi cho mắt.
– Hạn chế hành động chạm lên mắt hay dụi mắt.
– Bổ sung thêm những dưỡng chất có lợi cho mắt. Hãy thực hiện điều này qua chính các bữa ăn hàng ngày với những loại thực phẩm như cá, trứng, cà rốt, đậu, …
– Duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe mắt định kỳ. Điều này giúp tình trạng sức khỏe đôi mắt luôn được đảm bảo.
Vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu về tình trạng sưng mí mắt cùng những nguyên nhân và cách phòng ngừa. Hy vọng qua đây, mọi người đều đã nắm được thông tin có ích cho mình.