Trào ngược dạ dày là một bệnh lý thuộc về đường tiêu hóa và bất kỳ ai cũng có thể gặp. Rất nhiều người bệnh thắc mắc trào ngược dạ dày nên uống nước gì v à không nên uống gì? Hãy cùng tìm hiểu danh sách thức uống nên uống và không nên uống khi bị bệnh để điều trị hiệu quả hơn.
Menu xem nhanh:
1. Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày xuất hiện khi lượng axit dịch vị của dạ dày tiết ra nhiều hơn bình thường. Từ đó axit sẽ lẫn chung với thức ăn cũ và trào ngược lên thực quản. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày đi kèm với các biểu hiện bệnh như ợ hơi, ợ chua, nóng rát họng, đau bụng, miệng đắng,… Vậy nên người bệnh khi ăn uống bị ảnh hưởng rất nhiều, luôn cảm thấy chán ăn và ăn không ngon. Y học hiện đại đã phát minh ra rất nhiều loại thuốc kích thích việc ăn uống, giúp ăn ngon miệng, tuy nhiên kèm theo đó là rất nhiều tác dụng phụ. Vậy nên bạn cũng nên hạn chế và cần nghiên cứu trước khi sử dụng.
2. Trào ngược dạ dày nên uống nước gì?
2.1 Nước lọc
Uống nhiều nước lọc là giải pháp tối ưu, đơn giản và tiết kiệm nhất. Nước lọc là một thức uống có khả năng trung hòa lượng axit trong dạ dày vì nó có độ pH trung tính. Khi người bệnh nạp đủ nước mỗi ngày giúp độ pH trong dạ dày tăng lên làm trung hòa với nồng độ axit. Từ đó môi trường dạ dày được trung hòa thì bệnh sẽ có sự chuyển biến rõ rệt hơn.
Tuy nhiên, vẫn nên lưu ý người bệnh chỉ nên uống đúng, đủ và không nên uống quá nhiều nước. Khi bị quá tải nước thì sẽ làm phá vỡ sự cân bằng chất khoáng trong cơ thể. Nó sẽ là nguy cơ dẫn đến trào ngược dạ dày tái phát.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc sử dụng nước khoáng tự nhiên chứa kiềm vì nó làm rất tốt việc trung hòa axit trong dạ dày. Lưu ý khi sử dụng bạn nên chia nhỏ lượng nước uống trong ngày thành nhiều lần để tối đa hiệu quả điều trị.
2.2 Trà thảo dược
Trà thảo dược là một thức uống khá phổ biến và được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biêt là người bệnh đau dạ dày. Với thành phần chủ yếu từ những nguyên liệu thiên nhiên nên về chí phí thì tiết kiệm tối đa. Đồng thời giúp người bệnh an tâm hơn khi sử dụng với tính an toàn cao. Khi bị trào ngược dạ dày thì nên chọn các nguyên liệu có tác dụng giảm chướng khí, tạm thời ổn định cảm giác ợ hơi, nóng ở ngực, buồn nôn, …Một số thảo dược được tin dùng nhiều điển hình như:
– Trà gừng: Từ xưa trong y học cổ truyền ông cha ta đã biết tới gừng là vị thuốc hữu ích trong điều trị nhiều bệnh tiêu hóa. Đặc tính điển hình của gừng là ấm nóng, khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa hiệu quả. Từ đó nên việc sử dụng trà gừng thường xuyên sẽ giúp giảm cảm giác đau bụng, buồn nôn,…
– Cam thảo: Người bị bệnh trào ngược dạ dày có thể sử dụng cam thảo bắc hoặc cam thảo thông thường để điều trị và ngăn ngừa hiện tượng trào ngược. Tuy nhiên với những người mắc thêm bệnh tiểu đường thì nên hạn chế sử dụng.
– Trà hoa cúc: Trà hoa cúc không chỉ có tác dụng bảo vệ dạ dày mà còn có thể đào thảo độc tố, thanh lọc cho cơ thể. Vậy nên trà hoa cúc là một loại trà thảo dược được nhiều người ưa thích.Tuy giá thành trên thị trường khá cao.
2.3 Nước muối ấm
Nước muối ấm là một loại nước uống đặc trưng cho việc điều trị các bệnh dạ dày. Nhờ khả năng khắc phục được chứng rối loạn dạ dày, bổ sung chất khoáng, chất điện giải và bù nước của nước muối ấm nên rất tốt trong điều trị trào ngược dạ dày.
Tuy nhiên, khi sử dụng nên để ý nồng độ và pha loãng ở mức độ vừa phải. Nồng độ nên sử dụng là từ 1 – 2 thìa cà phê muối pha cùng với 350ml nước nóng khuấy đều cho đến muối tan hết. Kiên trì sử dụng một thời gian sẽ cảm thấy bệnh được thuyên giảm, cơ thể sẽ cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn.
2.4 Giấm táo
Giấm táo là một trong những sự lựa chọn quen thuộc và tối ưu cho những người bị trào ngược dạ dày. Nước giấm táo có thể cung cấp một lượng vitamin, lợi khuẩn cần cho đường ruột. Từ đó nó giúp tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất và kháng khuẩn của dạ dày.
Bạn cần hòa 1 thìa cà phê giấm táo với khoảng 300ml nước ấm và khuấy đều. Nên chia nhỏ lượng uống thành 3 lần uống đều trong ngày. Thời điểm sử dụng tốt nhất là trước mỗi bữa ăn để phát huy tốt nhất hiệu quả của các chất.
2.5 Trào ngược dạ dày nên uống nước ép
Ngoài những loại nước trên, bạn không nên bỏ qua những danh sách nước ép vừa đẹp da, kết hợp đào thải độc tố và đặc biệt có tác dụng trong việc điều trị bệnh trào ngược. Bạn có thể tham khảo và nghiên cứu các loại nước dưới đây:
– Nước dừa: Nước dừa tươi có chứa và cung cấp cho cơ thể chất điện giải như kali, magie…có tác dụng giúp cân bằng độ Ph và giảm tiết aid dạ dày. Tuy nhiên chỉ nên dùng 1 quả mỗi ngày để tránh mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt nước dừa tươi không phù hợp với những người có tiền sử bị tăng huyết áp, đang mang bầu.
– Nước ép nha đam: Nha đam một trong những nguyên liệu được biết với nhiều tính năng vượt trội. Nhựa nha đam chống viêm, kháng khuẩn, nhuận tràng.
– Nước ép lá bạc hà: Người mắc trào ngược dạ dày có các dấu hiệu nôn mửa, nôn nao nên sử dụng nước ép bạc hà. Có thể uống sinh tố phần lá nguyên chất hoặc dùng trực tiếp.
– Sinh tố cà rốt: Nước ép cà rốt là một thức uống không thể bỏ qua khi điều trị trào ngược dạ dày. Cà rốt chứa rất nhiều vitamin A, C, K…và nhiều hoạt chất có vai trò kháng viêm. Khi sử dụng cũng có thể kết hợp cùng nhiều loại quả khác như táo, ổi, dứa….
3. Trào ngược dạ dày không nên uống nước gì?
Ngoài việc nắm bắt tốt kiến thức về những loại nước nên uống cũng cần trang bị nhiều kiến thức về những nước uống không nên uống. Mục đích là tránh mắc phải những sai lầm trong quá trình cân bằng dinh dưỡng.
2.1 Nước ngọt có gas
Sử dụng nước ngọt có gas một trong các loại đồ uống được nhiều bạn trẻ ưa thích. Tuy nhiên nó sẽ trực tiếp gây ra hiện tượng ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng. Nếu bạn sử dụng quá nhiều nước ngọt có gas thì sẽ tác động đên thực quản và dạ dày. Lâu dần sẽ gây hiện tượng tích tụ các chất độc tố trong cơ thể.
2.2 Trào ngược dạ dày nên uống gì nhưng không nên uống loại nước tính acid cao
Trong quá trình sử dụng nước ép hoa quả, rất dễ lựa chọn sai các nguyên liệu. Bạn nên tránh những loại quả có tính acid cao như cam, quýt, bưởi hoặc cà chua. Acid citric cao có thể dẫn đến thực quản bị tổn thương nghiệm trọng hơn. Đồng thời khó khăn hơn trong việc điều trị và kéo dài thời gian phục hồi.
2.3 Hạn chế sử dụng cà phê
Cà phê là một thức uống nhiều người ưa thích vì nó mang lại sự sảng khoái, tỉnh táo. Tuy nhiên, đối với bệnh trào ngược thì thức uống này lại như một chất độc. Nó có thể kích thích sản sinh ra nhiều acid dạ dày hơn. Đồng thời bạn cũng nên hạn chế sử dụng những loại đồ chứa nhiều chất cafein khác. Các loại nước chứa cafein như soda, socola…
Hy vọng với danh sách những loại nước uống nên uống và không nên khi bị trào ngược dạ dày bạn đã có câu trả lời tốt nhất về thắc mắc trào ngược dạ dày nên uống nước gì và không nên uống nước gì. Tuy nhiên, các loại nước trên chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng. Để điều trị bệnh hiệu quả bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị hiệu quả.